Việc có một hàm răng đẹp, trắng sáng thôi là chưa đủ. Bên cạnh đó khớp cắn chuẩn sẽ giúp mặt bạn cân đối và đều hơn làm tăng tính thẩm mỹ, khả năng ăn nhai tốt hơn. Tuy nhiên, không phải ai trong chúng ta cũng có khớp cắn chuẩn, bên cạnh đó còn tồn tại một số vấn đề như độ cắn phủ, cắn chìa khiến gương mặt bị lệch lạc. Vậy độ cắn phủ, cắn chìa là gì, có phương pháp nào để điều trị không? Hãy cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết sau bạn nhé.
Khi nào được xem là khớp cắn chuẩn?
Khớp cắn chuẩn là sự hài hoà giữa hàm trên và hàm dưới về độ tương xứng của răng và xương hàm. Các răng hàm trên (răng cửa, răng nanh) trùm bên ngoài răng trước hàm dưới. Khi ở trạng thái nghỉ, răng cửa hàm dưới cần tiếp xúc với răng cửa hàm trên khoảng 2/3 thân răng.
Đối với các răng hàm cần có sự tiếp xúc ở mặt ăn nhai giữa hai hàm, khi cắn sẽ sát khít với nhau. Một người sở hữu khớp cắn đạt tiêu chuẩn thì khuôn mặt cân đối, có sự hài hòa.
Độ cắn phủ là gì?
Khi nhắc đến độ cắn phủ, là che phủ cả chiều dọc hoặc chiều ngang, nghĩa là răng trên có thể chìa ra phía trước hoặc bao phủ răng dưới.
Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết
Một số nguyên nhân phổ biến như yếu tố di truyền, biến đổi gen trong quá trình hình thành bào thai, mút ngón tay, lạm dụng bình sữa và núm vú giả cho trẻ, đẩy lưỡi hay mất răng ở phía sau cũng là một trong nhiều lý do dẫn đến độ cắn phủ bất thường.
Cách xác định độ cắn phủ tại nhà:
– Khép môi lại bình thường. Đặt răng của bạn ở tư thế cắn bình thường và đảm bảo rằng bạn không nghiến chặt hàm.
– Hãy nhìn vào gương và cười thật tươi. Tiếp theo đó là kiểm tra xem rìa cắn răng cửa trên ngang vị trí nào của mặt ngoài răng cửa dưới.
– Nếu độ che phủ quá 3,5 mm thì răng bạn đang trong tình trạng cắn phủ bất thường.
– Hoặc bạn xem răng dưới có chạm vào vòm miệng của bạn hay không, nếu có thì bạn đang gặp tình trạng cắn phủ mức độ nghiêm trọng.
Từ các bước hướng dẫn trên, bạn nên đến gặp bác sĩ chỉnh nha nếu phát hiện tình trạng cắn phủ bất thường ở hàm răng của mình. Bạn sẽ được thăm khám và chụp xq hàm răng của bạn để xác định độ cắn phủ nặng hay nhẹ từ đó cs phương pháp điều trị phù hợp tránh những hậu quả đáng tiếc như: mất răng sớm, khó khăn ăn nhai và vệ sinh răng miệng, thường xuyên đau các cơ vùng mặt, đau khớp thái dương hàm, nói ngọng…
Độ cắn chìa là gì?
Độ cắn chìa là hiện tượng răng cửa hàm trên nhô ra quá mức, cách xa mặt ngoài của răng cửa dưới
Dấu hiệu nhận biết
Nhìn bằng mắt thường
Được đo từ cạnh cắn của răng cửa hàm trên đến bề mặt ngoài răng cửa hàm dưới. Bình thường khoảng cách sẽ là 2mm, khi lớn hơn 4mm sẽ là chìa nhiều hay còn gọi là hô.
Ảnh hưởng của độ cắn phủ cắn chìa đến sức khoẻ răng miệng
– Một hàm răng không đều, khớp cắn không chuẩn trước hết sẽ ảnh hưởng đến diện mạo, gương mặt trở nên mất cân đối, tâm lý tự ti khi giao tiếp.
– Bên cạnh đó khớp cắn lệch sẽ khiến việc ăn nhai trở nên khó khăn hơn, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến dạ dày và hệ tiêu hoá.
– Độ cắn phủ, cắn chìa sẽ khiến cho việc vệ sinh răng miệng khó khăn hơn, khi thức ăn bị dắt vào lâu ngày không được làm sạch thì hình thành mảng bám, gây sâu răng, viêm lợi, hôi miệng, xỉn màu răng…
Phương pháp điều trị độ cắn hở cắn chìa
Qua tìm hiểu thì bạn đã nắm được độ cắn phủ, cắn chìa là gì. Và chính điều này làm gương mặt bạn trở nên lệch lạc, kém thẩm mỹ, khiến bạn mất tự tin trong giao tiếp, thậm chí vấn đề ăn nhai cũng trở nên khó khăn hơn.
Để cải thiện tình trạng sai lệch khớp cắn có thể áp dụng các biện pháp như: niềng răng, bọc răng sứ. Tùy vào từng tình trạng của bạn và nguyên nhân gây sai lệch khớp cắn mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Để có thể lên phác đồ điều trị chính xác nhất thì kinh nghiệm của bác sĩ cùng với chuyên môn sâu rộng là điều quan trọng nhất.
Tại nha khoa Thuỳ An 100% các bác sĩ đều tốt nghiệp đại học Y Hà Nội, có trình độ chuyên môn cao. Bên cạnh đó chúng tôi áp dụng các công nghệ kỹ thuật mới vào thăm khám và chuẩn đoán tình trạng răng miệng của bạn một cách chính xác nhất để bạn có thể an tâm gửi gắm nụ cười của mình.