Cách nhận biết niềng răng hỏng bạn cần lưu ý

Niềng răng hỏng là điều không ai mong muốn khi thực hiện chỉnh nha. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu niềng răng hỏng là điều vô cùng quan trọng để có giải pháp khắc phục kịp thời. Hãy cùng tìm hiểu cách nhận biết niềng răng hỏng và các biện pháp khắc phục phù hợp trong bài viết dưới đây.

Dấu hiệu nhận biết niềng răng bị hỏng

Thứ 1: Chân răng bật ra khỏi xương hàm và hiện tượng tiêu cụt chân răng

Chân răng bật ra khỏi xương hàm thường do lực di chuyển răng quá lớn hoặc sai sót trong quá trình di chuyển răng. Dẫn đến bật chóp hoặc cổ răng ra khỏi xương hàm. Trong trường hợp nhẹ, nha sĩ có thể thay đổi hướng torque để xoay chân răng trở lại, nhưng trường hợp nặng hoặc tiêu vùng cổ răng thì không thể cứu vãn.

Cách nhận biết niềng răng bị hỏng: Bạn có thể sờ vào vùng chóp ngoài xương hàm để cảm nhận chân răng lệch, nhưng cảm nhận bằng tay không chính xác. Phương pháp chính xác nhất là chụp phim conebeam CT.

Sự tiêu cụt chân răng: Chân răng bị thu ngắn so với trước khi điều trị. Theo nghiên cứu, ít hơn 2% các trường hợp niềng răng bị tiêu chân. Nguyên nhân gây tiêu chân chưa rõ ràng, có thể do niềng răng quá lâu hoặc yếu tố cơ địa. 

Thứ 2: Lệch mặt, lệch đường giữa

Quá trình di chuyển răng cần giữ đường giữa thẳng trục với khuôn mặt. Đường giữa răng hàm trên cần trùng với răng hàm dưới, nhân trung, đỉnh mũi và điểm glabella trên khuôn mặt để khuôn mặt cân đối. Đây là tiêu chí thẩm mỹ quan trọng khi kết thúc niềng răng.

Tuy nhiên, với những người bị lệch mặt bẩm sinh, mũi lệch, xương hàm dưới có độ dài khác nhau, quá trình chỉnh nha không thể thay đổi được vì chỉ là sắp xếp lại răng.

Thứ 3: Niềng răng hỏng khiến cười hở lợi nặng hơn, răng bị quặp mất thẩm mỹ

Nguyên nhân gây cười hở lợi sau niềng là do khi kéo lùi khối răng trước không kiểm soát được cơ sinh học di chuyển răng. Khiến hàm trên vừa di chuyển ra sau vừa đi xuống dưới, gây nên tình trạng cắn sâu, răng quặp và cười hở lợi.

Để khắc phục bác sĩ sẽ thực hiện đánh lún toàn bộ khối xương hàm trên hoặc đánh lún cục bộ khối các răng trước bị quặp. Bác sĩ phải kiểm soát lực kéo khi tiến hành kéo đóng khoảng, vì việc đánh lún sửa chữa sau điều trị khá mất thời gian. Gần như bạn sẽ phải trải qua thêm một liệu trình niềng răng mới, nếu có ý định sửa chữa ở các cơ sở khác.

Thứ 4: Các răng không di chuyển tịnh tiến mà nghiêng, khiến khớp nhai mất tính ổn định

Di chuyển răng tối ưu nhất là kiểu di chuyển tịnh tiến trên cung hàm, với thân răng tạo thành một trục thẳng trùng với trục truyền lực nhai của hai mặt phẳng nhai hàm trên và hàm dưới. Kết thúc này giúp khớp cắn ổn định và thực hiện chức năng tốt nhất.

Răng bị nghiêng là hiệu ứng cuộn khi nha sĩ dùng chun chuỗi đóng khoảng trên dây tròn, dây mềm không đủ độ vững ổn.

Khi quan sát trong miệng, bạn sẽ thấy các răng nghiêng vào khoảng trống chứ không phải toàn bộ thân răng tịnh tiến lấp đầy khoảng trống.

Thứ 5: Niềng răng hỏng do gắn mắc cài sai

Mắc cài là đơn vị đầu tiên, cơ bản và rất quan trọng trong điều trị niềng răng. Việc gắn mắc cài sai sẽ làm sai toàn bộ kế hoạch điều trị, dẫn đến di chuyển răng không kiểm soát được.

Thứ 6: Tụt lợi sau quá trình niềng răng

Đôi khi việc tụt lợi là không thể tránh khỏi khi niềng răng, bác sĩ cần tiên lượng trước để báo cho bệnh nhân. Giúp họ chuẩn bị tâm lý và có thể cân nhắc các lựa chọn điều trị bổ sung hoặc các phương pháp khác ngoài niềng răng. Một vài điểm tụt lợi nhỏ sẽ không ảnh hưởng đến kết quả niềng răng tổng thể.

Tụt lợi còn liên quan đến việc di chuyển răng quá mức, đặc biệt là nghiêng răng cửa ra phía mặt ngoài, làm trồi hoặc xoay răng.

Trong nhiều trường hợp biến chứng nặng, tụt lợi kết hợp với bật chân răng khỏi xương hàm do thiếu kiểm soát hướng di chuyển chóp răng, sẽ phải trồng răng mới. Vì vậy, bạn cần hết sức thận trọng khi phát hiện răng có tình trạng tụt lợi nhiều trong quá trình niềng răng.

Thứ 7: Đau hàm, răng chết tủy do niềng răng

Trong quá trình niềng răng, có thể xảy ra tình trạng hai hàm không khớp với nhau, gây khó khăn khi ăn nhai, thậm chí đau hàm, đau vai gáy, và mỏi cơ khi nhai. Tình trạng chết tủy có thể gặp phải khi bạn bị đau ở một vài chiếc răng với cơn đau bốc lên tận thái dương, điển hình của cơn đau tủy răng.

Những trường hợp không thể khớp hàm sau khi niềng và có vấn đề về bệnh lý khớp thái dương hàm, bạn có thể được gửi qua bác sĩ khớp cắn để lấy lại vị trí ổn định cơ xương khớp trước khi tiếp tục niềng răng theo tương quan mới. Quá trình này mất thời gian và điều trị khó khăn.

Với những chiếc răng chết tủy, cần được lấy tủy răng và cố gắng bảo tồn, sau đó tiếp tục quá trình niềng răng.

Cách khắc phục niềng răng hỏng

Để khắc phục tình trạng niềng răng bị hỏng sẽ tùy thuộc vào mức độ hỏng và bác sĩ chỉnh nha sẽ đưa ra giải pháp phù hợp. Việc khắc phục niềng răng hỏng rất khó khăn và đòi hỏi trình độ chuyên môn cao từ bác sĩ. Bạn cần tìm đến bác sĩ có kinh nghiệm chuyên sâu và kỹ thuật tốt hơn.

Để tránh xảy ra biến chứng, bạn nên chú ý những vấn đề sau khi niềng răng:

– Lựa chọn nha khoa niềng răng uy tín, thông tin về bác sĩ, số năm kinh nghiệm, trình độ học vấn, chuyên môn và số ca niềng răng đã điều trị thành công.

– Tìm hiểu dữ liệu về các trường hợp đã thực hiện niềng răng thành công tương tự như tình trạng của mình.

– Tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ, tái khám đúng lịch hẹn, vệ sinh và chăm sóc sức khỏe răng miệng thật tốt.

Để đảm bảo quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi và đạt được kết quả tốt nhất, bạn cần chú ý đến các dấu hiệu cho thấy niềng răng có thể bị hỏng. Việc nhận biết sớm các vấn đề này sẽ giúp bạn có thể khắc phục kịp thời và tránh những biến chứng nghiêm trọng. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Facebook Chat