Niềng răng là biện pháp chỉnh nha hiệu quả, giúp khắc phục mọi khuyết điểm của răng miệng như răng hô, răng thưa, móm, khấp khểnh, sai lệch khớp cắn…Thời gian chỉnh nha sẽ kéo dài 1.5-2 năm tùy vào từng trường hợp. Vậy sau khi khi kết thúc thời gian nắn chỉnh có cần đeo hàm duy trì sau niềng răng không?
Hàm duy trì là gì và có những loại nào?
Hàm duy trì là một loại khí cụ dùng để ổn định răng sau niềng giúp răng không dịch chuyển lại vị trí cũ.
Thông thương, bác sĩ sẽ định cho bệnh nhân đeo hàm duy trì để đảm bảo kết quả niềng răng tốt nhất sau khi thực hiện quá trình niềng răng. Có 2 loại hàm duy trì phổ biến đó là: hàm duy trì cố định và dạng hàm duy trì tháo lắp.
Ưu nhược điểm của các loại hàm duy trì
Hàm duy trì cố định
Là phương pháp dùng dây duy trì được làm bằng thép với nhiều kích thước khác nhau để gắn cố định vào mặt bên trong của răng bằng Composite. Loại hàm duy trì này khá phổ biến, tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng áp dụng được loại hàm này vì nó phụ thuộc vào khớp cắn của từng người.
Hàm duy trì cố định mang tính ổn định cao vì nó được gắn chặt vào bề mặt răng, hạn chế bị dịch chuyển cùng với vật liệu thép không gỉ an toàn đối với sức khỏe.
Tuy nhiên, bên cạnh đó hàm duy trì được gắn vào bề mặt răng gây ra cảm giác vướng víu, khó chịu. Thức ăn dễ bị mắc kẹt vào nếu không được vệ sinh sạch sẽ dễ gây hôi miệng thậm chí gây ra một số bệnh lý răng miệng khác.
Hàm duy trì tháo lắp
Hàm duy trì được bằng khay nhựa trong suốt, dễ dàng tháo lắp để ăn uống và vệ sinh răng miệng.
Hàm tháo lắp được làm bằng nhựa trong suốt, mang lại tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, khi sử dụng hàm tháo lắp bạn phải có tính kỷ luật cao, đảm bảo tuân thủ thời gian đeo hàm tháo lắp theo chỉ định của bác sĩ, đồng thời tránh việc tháo ra lắp vào với tần suất cao trong quá trình sử dụng, tránh làm gãy hàm, ảnh hưởng xấu đến sự ổn định của răng.
Có cần đeo hàm duy trì sau niềng răng không?
Bản chất của niềng răng là dịch chuyển răng về đúng vị trí chuẩn khớp cắn, vì vậy răng sau quá trình dịch chuyển còn nhạy cảm và yếu hơn bình thường và răng vẫn còn chưa ổn định chắc chắn trong xương ổ răng. Cùng với đó, khi ăn uống khớp cắn phải hoạt động nhiều, vì vậy răng dễ có xu hướng dịch chuyển về vị trí ban đầu.
Hàm duy trì là khí cụ giúp hỗ trợ cho người niềng răng sau khi kết thúc quá trình chỉnh nha, có tác dụng giúp cho răng ổn định, không dịch chuyển, duy trì kết quả niềng răng.
Với bất kỳ biện pháp trong nha khoa nào, khi kết thúc quá trình điều trị bạn cần phải có chế độ chăm sóc và vệ sinh răng miệng, đảm bảo duy trì được hiệu quả. Và cần đeo hàm duy trì đúng cách, đúng thời gian cũng là một trong những chế độ chăm sóc răng để có kết quả chỉnh nha lâu bền.
Cần phải đeo hàm duy trì trong bao lâu?
Có thể nói, việc đeo hàm duy trì là bước cuối cùng, mang tính quyết định về việc hàm răng có đều đặn, chuẩn khớp cắn và việc có duy trì lâu dài hay không.
Tuy nhiên, thời gian niềng răng càng lâu thì tần suất đeo hàm sẽ giảm đi và còn phải phụ thuộc vào vấn đề khớp cắn và tùy vào từng trường hợp cụ thể. Phần lớn, trong giai đoạn một tháng đầu tiên từ khi tháo mắc cài, bạn cần đeo hàm duy trì liên tục cả ngày lẫn đêm. Sau một thời gian thì tần suất đeo có thể thưa hơn và giảm dần.
Một số lưu ý quan trọng khi đeo hàm duy trì
Để đảm hiệu quả khi đeo hàm duy trì, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Cần đeo liên tục trong thời gian đầu tiên sau khi tháo niềng theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tránh việc tháo hàm ra và quên không đeo lại.
– Đảm bảo giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ trong quá trình đeo hàm duy trì để phòng ngừa các bệnh lý về răng miệng, đặc biệt là sâu răng.
– Nếu bạn đeo hàm duy trì tháo lắp cần chú ý vệ sinh bằng nước lạnh và bàn chải lông mềm, không nên vệ sinh hàm duy trì tháo lắp bằng nước nóng tránh làm hàm nhựa bị biến dạng.
– Lưu ý khi ăn, nhai bạn cũng cần tháo hàm duy trì và cất trong hộp chuyên dụng để phòng tránh tình trạng vỡ, rơi hoặc mất hàm.
– Bạn cần tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để được kiểm tra và xử trí kịp thời những vấn đề phát sinh.
Trên đây là những thông tin về việc đeo hàm duy trì sau niềng răng. Bạn nên đảm bảo tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ về thời gian cũng như cách chăm sóc răng miệng sau khi đeo hàm duy trì để kết quả niềng răng được tốt nhất, hiệu quả dài lâu.