Hướng dẫn cách xử lý sự cố dây cung tuột khỏi mắc cài

Dây cung tuột khỏi mắc cài là một trong những sự cố có thể bạn sẽ gặp phải khi niềng răng. Để tình trạng này không gây ảnh hưởng tới quá trình niềng răng thì bạn hãy tham khảo những cách xử lý sự cố dây cung tuột khỏi mắc cài trong bài viết dưới đây nhé.

Các trường hợp dây cung bị tuột khỏi mắc cài 

Niềng răng là phương pháp sử dụng hệ thống khí cụ gồm mắc cài, dây cung để tạo thành lực giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí trên cung hàm. Hệ thống khí cụ niềng răng này sẽ đảm bảo độ vững chắc, bám chặt trên mặt răng. Trong quá trình điều trị bác sĩ cũng sẽ theo dõi sát sao để điều chỉnh dây cung, mắc cài để đảm bảo chúng được sát khít và tạo lực ổn định trên răng. 

Nhưng trong một số trường hợp chưa đến lịch thăm khám thì đã gặp phải sự cố dây cung tuột khỏi mắc cài. Cụ thể: 

  • Dây cung bị đứt: Trường hợp này dây cung có thể chọc vào má, nướu gây tình trạng chảy máu, nặng hơn là phần mô mềm bị nhiễm trùng. 
  • Dây cung thò dài ra so với ban đầu: Khi niềng, các răng sẽ dịch chuyển dần về vị trí định sẵn trên cung hàm, điều này sẽ khiến dây cung thừa ra ở vị trí mắc cài cuối cùng. Nó sẽ khiến bạn bị đau, chảy máu phần mô mềm phía trong tiếp xúc với dây cung. 
  • Dây cung bị cong vênh

Nguyên nhân khiến dây cung tuột khỏi mắc cài

Bên cạnh việc quá trình dịch chuyển răng khiến dây cung bị thừa ra thì các trường hợp tuột dây cung khi niềng răng cũng có thể là do các nguyên nhân sau: 

  • Chế độ ăn uống chưa khoa học

Khi niềng răng, các bác sĩ luôn khuyến cáo bạn cần sử dụng các loại thực phẩm mềm, dễ nhai nuốt. Tuy nhiên một số bạn vẫn ăn đồ cứng và dai gây tác động mạnh tới hệ thống dây cung, mắc cài và có thể khiến dây cung bị tuột khi niềng. 

  • Hoạt động thể chất quá mạnh

Những bạn phải làm công việc vận động mạnh hay chơi các môn thể thao có sức mạnh thì việc tuột dây cung là hoàn toàn có thể. 

  • Vệ sinh răng miệng sai cách

Vệ sinh răng miệng đúng cách, khoa học là cách tốt nhất giúp răng dịch chuyển thuận lợi và hệ thống mắc cài cũng bền vững tới khi tháo niềng. Tuy nhiên, nếu bản chải răng quá mạnh, dùng bàn chải cứng thì dễ tác động tới mắc cài, dây cung khiến chúng bị bong tuột.

  • Khí cụ chỉnh nha kém chất lượng, tay nghề sĩ yếu

Việc chỉnh nha tại các cơ sở nha khoa kém chất lượng với bác sĩ non kinh nghiệm, hệ thống mắc cài dây cung kém chất lượng cũng là nguyên nhân chính khiến bạn gặp phải sự cố dây cung tuột khỏi mắc cài khi niềng răng. 

Vậy xử lý sự cố này như thế nào?

Trong giai đoạn đầu thực hiện niềng răng, nếu gặp phải sự cố tuột dây cung bạn cũng không cần quá lo lắng. Bạn hãy nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ chỉnh nha nhé. 

Nếu gặp cơn đau nhức mà chưa thể đến nha khoa thì hãy sử dụng sáp chỉnh nha, nó sẽ là cứu tinh dành cho bạn. Lấy một lượng sáp vừa đủ, vo tròn lại rồi gắn chặt vào phần dây cung thừa, nó sẽ giúp giảm đau rất hiệu quả. 

Bên cạnh đó, bạn cần loại bỏ ngay thói quen ăn đồ dai, cứng, hạn chế cắn thức ăn bằng răng cửa. Cùng với đó là thực hiện đánh răng đúng cách, hạn chế vận động mạnh để tránh gặp phải sự cố này. 

Trên đây là thông tin về vấn đề dây cung tuột khỏi mắc cài khi niềng răng phải làm thế nào. Mọi sự cố gặp phải tốt nhất bạn hãy liên hệ với nha khoa mình điều trị. Tại nha khoa Thùy Anh, kể cả bạn chưa tới lịch tái khám các bác sĩ vẫn sẽ giúp bạn xử lý để giúp quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi. Hi vọng thông tin bài viết này sẽ hữu ích với bạn đọc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Facebook Chat