Bạn vừa mới niềng răng và muốn tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng phù hợp? Việc điều chỉnh khẩu phần ăn là một phần quan trọng trong quá trình niềng răng, giúp bảo vệ răng và hỗ trợ quá trình điều trị. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc người mới niềng răng nên ăn gì?
Người mới niềng răng nên ăn gì?
Trong giai đoạn đầu của việc niềng răng, việc chưa quen với các khí cụ có thể dẫn đến sự không linh hoạt của lưỡi, môi và hàm, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của bạn. Do đó, người mới niềng răng nên ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm sau đây:
1. Thực phẩm mềm
Các loại thực phẩm như cháo, súp, bún, phở, ngũ cốc… được nấu chín nhừ và có độ mềm, dễ tiêu thụ mà không cần nhai nhiều. Đồng thời, chúng cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, giúp tránh tình trạng suy nhược.
2. Sữa và thực phẩm từ sữa
Sữa và các sản phẩm từ sữa như bánh, phô mai, bơ mềm, sữa chua… không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn dễ tiêu thụ mà không gây áp lực quá lớn lên răng hàm, giúp người bệnh ăn uống dễ dàng hơn ngay cả khi răng đang đau nhức.
3. Các món ăn từ trứng
Trứng và các món ăn từ trứng như bánh flan, bánh bông lan… chứa nhiều vitamin D, giúp răng chắc khỏe. Do đó, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm này vào chế độ ăn hàng ngày của mình.
4. Rau củ và trái cây
Rau củ và trái cây là nguồn cung cấp chất xơ và vitamin không thể thiếu, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và giảm đau răng nhanh chóng trong giai đoạn đầu của việc niềng răng. Trong thời gian này, nếu bạn gặp khó khăn trong việc nhai, bạn có thể thay thế bằng việc uống nước ép, sinh tố trái cây hoặc thưởng thức các món rau củ tươi mát để bổ sung dinh dưỡng.
5. Ngũ cốc dinh dưỡng
Ngũ cốc dinh dưỡng như lúa mì, đậu hũ, sandwich… không chỉ dễ nhai mà còn giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là tinh bột, giúp bạn có đủ năng lượng cho một ngày dài. Đây là lựa chọn thích hợp cho những người đang trong quá trình niềng răng.
6. Thịt và hải sản
Thịt và hải sản cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể và giúp tránh tình trạng sụt cân. Trong trường hợp không thể nhai được trong giai đoạn đầu của việc niềng răng, bạn có thể chế biến thịt và hải sản thành các món ăn dễ nhai nhỏ để dễ dàng tiêu thụ cùng với cháo hoặc súp.
Người mới niềng răng cần tránh những loại thực phẩm nào?
1. Thực phẩm cứng, dẻo, dính
Tránh sử dụng các thực phẩm cứng như kẹo cứng, xương, đá lạnh, vì chúng có thể gây ra sự ảnh hưởng lớn đến răng hàm và khí cụ nha khoa, làm răng ê buốt và dễ bị tổn thương.
Cung cần tránh các loại thực phẩm có tính dẻo, dính như bánh dày, bánh nếp, kẹo dẻo, kẹo cao su, vì chúng tạo áp lực lớn lên răng hàm và có thể gây ra tình trạng đau nhức và gây mòn men răng.
2. Thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh
Hạn chế tiêu thụ thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh như lẩu, kem, đá viên, vì chúng có thể làm tổn thương men răng, đặc biệt là khi răng đang trong quá trình niềng.
3. Thực phẩm giòn nhiều vụn, bánh kẹo ngọt
Tránh ăn các loại thực phẩm giòn, nhiều vụn như bánh mì, bánh quy, bim bim, để ngăn chặn việc vụn thức ăn bám vào mắc cài hoặc các khoảng răng trống, gây ra các vấn đề về vệ sinh răng miệng.
Cần hạn chế tiêu thụ bánh kẹo và các thực phẩm chứa nhiều đường, vì chúng tăng nguy cơ mắc các vấn đề như sâu răng và các bệnh lý răng miệng khác.
Câu hỏi thường gặp về vấn đề ăn uống khi niềng răng
Niềng răng bao lâu mới ăn được cơm?
Sau khoảng 2 – 3 ngày đeo khí cụ, bệnh nhân đã dần quen và cơn đau cũng giảm đi, có thể ăn cơm. Tuy nhiên, thời gian này còn phụ thuộc vào sự phản ứng của cơ địa của từng người. Nếu sau khi đeo khí cụ, không cảm thấy đau buốt răng, bạn có thể ăn cơm kèm với thực phẩm mềm.
Lưu ý: Sau mỗi lần siết răng, bạn nên ăn những thực phẩm mềm, lỏng và không cần phải nhai quá nhiều như cháo, súp, bún, phở, sữa,… Sau 1 – 2 ngày, cơn đau sẽ giảm dần và bạn có thể ăn uống như bình thường.
Niềng răng có ăn thịt gà được không?
Thịt gà khá mềm, do đó người niềng răng có thể thoải mái ăn trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, để tránh lệch khớp cắn hoặc bung mắc cài, bạn nên ăn thịt gà đã tách xương và hạn chế ăn các phần cổ, cánh, chân.
Có thể ăn kem khi đang niềng răng không?
Kem có thể khiến răng bạn bị ê buốt và đau nhức do phần chân răng đã yếu đi vì liên tục chịu tác động của khí cụ niềng răng. Vì vậy, bạn nên hạn chế tiêu thụ kem hoặc các thực phẩm quá lạnh trong quá trình niềng.
Ngoài việc tìm hiểu mới niềng răng nên ăn gì, quan trọng nhất là phải chăm sóc răng miệng đúng cách và tuân thủ lịch hẹn tái khám theo chỉ định của bác sĩ để phát hiện và xử lý các vấn đề kịp thời.