Nguyên nhân và cách khắc phục tật đẩy lưỡi khi niềng răng

Tật đẩy lưỡi, là một thói quen xấu thường gặp ở trẻ nhỏ và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho răng, khớp cắn. Đối với người lớn, tật đẩy lưỡi có thể làm tình trạng hô, khe thưa răng cửa ngày càng trầm trọng hơn. Tật đẩy lưỡi là một thói quen nguy hiểm nhất khi thực hiện niềng răng.

Tật đẩy lưỡi là gì?

Tật đẩy lưỡi là tình trạng lưỡi đặt sai tư thế và khi lưỡi đặt vào giữa răng hàm trên và hàm dưới đẩy vào gót răng cửa hàm trên khi nuốt hoặc trong trạng thái nghỉ. Sẽ gây ra những tác động có hại về cả thẩm mỹ và chức năng trên bộ răng. Tật đẩy lưỡi rất phổ biến ở trẻ nhỏ với tỷ lệ từ 60-90%.

Người bình thường có động tác nuốt khoảng 1000-2000 lần mỗi ngày, và mỗi lần nuốt tạo ra lực đẩy khoảng 1800g (4 pound). Lực bất lợi này nếu tác động lâu dài sẽ khiến răng lệch lạc mức độ từ trung bình đến nặng. 

Đẩy lưỡi có thể là đẩy ra trước, đẩy sang một bên hoặc cả hai bên, gây ra những hậu quả dễ thấy lên bộ răng gồm:

  • Cắn hở các răng phía trước: Răng trước không thể cắn lại được, tình trạng này có thể kèm với răng thưa. Nhiều bệnh nhân bị thưa đến điều trị sau do không nghiêm chỉnh tập lưỡi lại bị tái phát trở lại cực kỳ đáng tiếc.
  • Cắn hở một bên răng hàm, cả hai bên răng hàm, thậm chí toàn bộ răng trước và hai bên chỉ chạm nhau ở 1-2 điểm trong cùng.

Nguyên nhân gây ra tật đẩy lưỡi

Hiện nay, nguyên nhân thực sự gây ra đẩy lưỡi vẫn chưa được xác định rõ ràng. Một số nguyên nhân có thể gây ra tật đẩy lưỡi có thể bao gồm:

  • Do một số núm vú nhân tạo dùng cho trẻ.
  • Kích thước lưỡi lớn bất thường (macroglossia).
  • Mất răng sữa sớm, đặc biệt là nhóm răng cửa, khi đó lưỡi có xu hướng bít kín khoảng trống còn lại.
  • Bệnh lý viêm đau họng mãn tính, khó nuốt, VA…
  • Thói quen cắn đồ vật hoặc mút ngón tay.
  • Dị ứng, tắc nghẹt mũi khiến bệnh nhân hay thở miệng, từ đó rối loạn tư thế lưỡi.
  • Chấn thương tâm lý, stress.
  • Lưỡi dính hoặc phanh lưỡi bám thấp…

Cách sửa tật đẩy lưỡi khi niềng răng?

Có một số bài tập đơn giản để bạn điều chỉnh giúp bạn có tư thế nuốt đúng hơn. Đối với trẻ em, chỉ cần bắt đầu tập lưỡi khi trẻ khoảng 8 tuổi. Tuổi còn nhỏ có thể khó để dạy cho trẻ hiểu các bài tập, ngoài ra một số bài tập với viên kẹo đôi khi nguy hiểm cho bé.

  • Đầu tiên, đặt đầu lưỡi vào mặt trong của lợi ngay phía sau răng cửa hàm trên.
  • Cắn hai hàm lại.
  • Sau đó, bạn nuốt nhưng điều chỉnh để lưỡi không chạm vào các răng cửa. Động tác đúng là lưỡi đi lên phía vòm họng.

Hãy dành thời gian hằng ngày để tập luyện, khi thành thục, bạn hãy tập một chút với đồ ăn, nước lọc. Tật đẩy lưỡi cực kỳ có hại cho chức năng và thẩm mỹ hàm răng. Vậy nên bạn cần rất kiên nhẫn không nên coi nó như trò đùa và bỏ cuộc bất cứ khi nào bạn muốn.

Thực hiện động tác nuốt khoảng 2 lần một ngày, mỗi lần khoảng 5 phút. Quan sát hiệu quả tập luyện bằng cách dùng ngón tay giữ cho hai môi mở đứng trước gương và khi nuốt thì có thể quan sát rõ ràng lưỡi không đẩy vào răng nữa là đạt yêu cầu.

Bài tập với thun tách kẽ

Bác sĩ sẽ phát cho bạn một số thun tách kẽ, bạn hãy đặt vòng thun vào đầu lưỡi và cảm nhận, sau đó chơi trò chơi cùng với thun. 

Dùng đầu lưỡi đẩy thun chạm vào vòm miệng, vùng khẩu cái lõm ở phía sau răng cửa hàm trên, rồi đưa vòng thun áp sát theo bề mặt niêm mạc miệng và đẩy càng ra sau càng tốt. Tiếp theo, từ từ lại đẩy trở lại ra trước vòm miệng. Lặp lại động tác này nhiều lần để điều chỉnh phản xạ và vị trí cơ lưỡi.

Sử dụng khí cụ chặn lưỡi 

Ngoài việc tự tập luyện, bác sĩ chỉnh nha cũng hỗ trợ bạn thực hiện một số khí cụ chặn lưỡi hoặc giúp huấn luyện lưỡi. Các khí cụ phổ biến như nút chặn lưỡi đặt vào mặt trong răng cửa hàm trên, hàng rào chặn lưỡi, hoặc thanh khẩu cái hỗ trợ tập lưỡi.

Bác sĩ sẽ gắn cố định trong miệng, viên bi nhựa có thể xoay tròn. Khi đặt trong miệng sẽ hình thành phản xạ lưỡi vờn và chơi với viên bi. Khi đó, lưỡi bắt buộc đặt cao lên vòm họng và không còn đẩy răng nữa. Đây là khí cụ cực kỳ phổ biến mà Nha Khoa Thùy Anh áp dụng.

Đối với nút chặn lưỡi, đặt vào mặt trong răng cửa để nhắc nhở và huấn luyện lưỡi không được chạm vào vị trí này. Nếu phản xạ đẩy lưỡi chưa được điều chỉnh, bệnh nhân có thể tự phát hiện bằng việc quan sát thấy có những dấu hằn của nút chặn trên bề mặt đầu lưỡi.

Tật đẩy lưỡi không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng về chức năng của răng. Việc điều trị tật đẩy lưỡi cần sự kiên nhẫn và phối hợp giữa bệnh nhân và bác sĩ. Nếu bạn hoặc người thân gặp phải tình trạng này, hãy đến Nha Khoa Thùy Anh để được tư vấn và điều trị kịp thời. Chúng tôi cam kết mang lại nụ cười đẹp và hàm răng khỏe mạnh cho bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Facebook Chat