Khi thực hiện niềng răng mắc cài có thể bạn sẽ gặp phải một vài sự cố như rơi mắc cài. Điều này khiến một số bạn lo lắng, không biết rơi mắc cài khi niềng răng có sao không? Cách khắc phục như thế nào? Tất cả thông tin sẽ có trong bài viết dưới đây, mời các bạn cùng tham khảo.
Nguyên nhân khiến mắc cài bị rơi khi niềng răng
Niềng răng là phương pháp bác sĩ gắn các khi cụ chỉnh nha gồm mắc cài, dây cung lên răng để dịch chuyển răng về đúng vị trí trên cung hàm. Hệ thống khí cụ này khá bền chắc, tuy nhiên do thời gian sử dụng dài nên có thể sẽ gặp một số sự cố như rơi mắc cài. Nguyên nhân xảy ra tình trạng này có thể kể tới gồm:
- Chế độ ăn uống không khoa học: Việc bạn sử dụng các loại thực phẩm quá dai, quá cứng hoặc quá nóng, quá lạnh sẽ khiến mắc cài bị bung tuột và rơi khỏi vị trí gắn trên răng.
- Vệ sinh răng miệng sai cách: Nếu bạn chải răng quá mạnh và không vệ sinh răng miệng đúng theo như cách được bác sĩ hướng dẫn thì nguy cơ bị rơi mắc cài khi niềng răng là rất cao.
- Do va đập: Khi bạn bị ngã, va đập tại vị trí môi miệng sẽ gây tác động rất lớn đế hệ thống mắc cài bên trong. Trường hợp va đập mạnh có thể sẽ làm mắc cài thể bị rơi hoặc gãy vỡ.
- Do mắc cài kém chất lượng, gắn mắc cài sai kỹ thuật: Điều này xảy ra khi bạn niềng răng tại cơ sở nha khoa không uy tín, bác sĩ không có trình độ chuyên môn. Sử dụng mắc cài kém chất lượng và gắn sai kỹ thuật cũng dễ khiến mắc cài bị bung tuột, biến dạng khi niềng răng.
- Không được thay dây cung đúng thời điểm: Trường hợp này xảy ra với những bạn sử dụng mắc cài kim loại thường. Với loại mắc cài này, ngoài mắc cài và dây cung còn có bộ phận dây cung đi trong rãnh của mắc cài, độ đàn hồi của loại dây cung này sẽ giảm theo thời gian. Do đó, nếu bạn không tái khám định kỳ theo chỉ định để được thay cung đúng thời điểm, lực tác động của mắc cài sẽ thay đổi, dồn trọng tâm tạo ra các lực ma sát khiến bạn phải chịu những cơn đau nhức khó chịu.
Niềng răng bị rơi mắc cài có sao không?
Khi niềng răng mắc cài, bác sĩ sẽ tạo lực tác động để giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí trên cung hàm. Mức độ dịch chuyển răng như thế nào sẽ được bác sĩ kiểm soát dựa trên tình trạng của mỗi bệnh nhân.
Khi bị rơi mắc cài ít nhiều sẽ gây ảnh hưởng tới khả năng dịch chuyển răng. Bạn cần điều chỉnh kịp thời tránh để làm chậm quá trình niềng, răng dịch chuyển bị sai lệch.
Với nguyên nhân do va đập làm mắc cài bị tuột còn gây tổn thương tới mô mềm. Khí cụ mắc cài khá thô nên nếu bị bung tuột thì sẽ gây cọ sát vào môi, má, lưỡi gây đau nhức cho người niềng.
Cách phòng tránh và khắc phục tình trạng rơi mắc cài khi niềng răng
Niềng răng hiện nay đang là giải pháp tối ưu nhất để khắc phục tình trạng răng hô, thưa, móm, sai lệch khớp cắn… Bạn cần chú ý các vấn đề dưới đây để phòng tránh tình trạng bung tuột khí cụ niềng răng:
- Chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách, phù hợp với người niềng răng để tránh bị bung mắc cài khi vệ sinh răng miệng.
- Lập sẵn list đồ ăn dành cho người niềng răng. Bên cạnh đó, hãy trang bị cho mình một vài công thức chế biến các đồ ăn mềm, đảm bảo đa dạng và vẫn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. bạn nên ưu tiên các loại đồ ăn như cháo, súp, sinh tố hoa quả, các loại rau củ quả. Bạn cũng nên tập cho mình thói quen cắt nhỏ thức ăn trước khi nhai, và sử dụng răng hàm để nghiền nhỏ thức ăn nhé. Điều này vừa giúp bảo vệ mắc cài, vừa tốt cho tiêu hóa.
- Bạn hãy thật cẩn thận trong sinh hoạt hàng ngày, tránh để miệng bị va đập mạnh
- Nếu đủ điều kiện, bạn hãy lựa chọn niềng răng bằng khay trong suốt invisalign, bạn sẽ không bao giờ phải lo bị rơi mắc cài.
- Lựa chọn niềng răng tại nha khoa uy tín, sử dụng mắc cài chính hãng tình trạng rơi mắc cài cũng sẽ được hạn chế rất nhiều.
Trên đây là thông tin giải đáp thắc mắc niềng răng bị rơi mắc cài có sao không? Khi gặp sự cố hãy liên hệ ngay với địa chỉ bạn thực hiện niềng răng để có giải pháp khắc phục sớm nhé.