Niềng răng là một quá trình dài chỉnh nha giúp khắc phục các khuyết điểm của răng nhằm tạo ra hàm răng đều và đẹp nhất. Tuy nhiên, trong quá trình niềng răng tình trạng tụt lợi vẫn có thể xảy ra khiến chân răng bị lộ, gây ê buốt răng và trông rất mất thẩm mỹ. Vậy nguyên nhân tụt lợi là do đâu, Niềng răng bị tụt lợi có sao không. Hãy tham khảo bài viết sau đây nhé.
Dấu hiệu nhận biết bị tụt lợi
– Tụt lợi hay còn gọi là tụt nướu, đây là hiện tượng chân răng lộ rõ, lợi bị co lên, kẽ hở giữa các chân răng lộ ra, chân khiến răng dài hơn bình thường, xuất hiện hiện tượng chảy máu chân răng sau khi vệ sinh răng miệng.
– Nướu bị sưng lên và có màu đỏ thẫm
– Hơi thở có mùi khó chịu
– Răng bị yếu dần, thường xuyên bị lung lay. Nhạy cảm và ê buốt hơn bình thường.
Nguyên nhân gây tụt lợi
– Vệ sinh sai cách
Việc đeo các khí cụ trong quá trình chỉnh nha sẽ khiến việc vệ sinh răng miệng khó khăn hơn bao giờ hết. Thức ăn thừa ở các kẽ răng nếu không được vệ sinh sạch sẽ hình thành mảng bám, tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển, dẫn tới viêm lợi và nguy cơ bị tụt lợi rất cao. Bên cạnh đó, nếu chải răng quá mạnh cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tổn thương cho nướu, dẫn tới tụt lợi trong quá trình niềng răng.
– Các bệnh lý răng miệng khác
Trước thời điểm chỉnh nha, nếu bạn đang gặp các bệnh lý về răng miệng như viêm chân răng, viêm nha chu… khiến quá trình niềng răng bị tụt lợi
– Chế độ ăn uống, không đầy đủ chất
Chế độ ăn uống không đầy đủ chất dinh dưỡng, thiếu vitamin C trong cơ thể sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm nướu Scorbut, và tụt lợi chính là một trong những biến chứng mà căn bệnh này gây ra.
– Bác sĩ niềng không đúng kỹ thuật, dùng lực kéo quá mạnh.
Bác sĩ không có chuyên môn cao sẽ thực hiện không đúng kỹ thuật trong quá trình chỉnh nha, điều chỉnh lực siết của mắc cài không phù hợp sẽ khiến tình trạng tụt lợi xảy ra và nhiều biến chứng khác ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bạn.
Tụt lợi nguy hiểm như thế nào? Có ảnh hưởng tới quá trình niềng răng hay không?
Đôi khi việc tụt lợi là không thể tránh khỏi, vấn đề là bác sĩ niềng răng cần tiên lượng được để báo trước cho bệnh nhân, sẵn sàng tâm lý thực hiện những điều trị bổ sung. Tụt lợi vẫn sẽ ảnh hưởng đến kết quả niềng răng tổng thể.
– Ảnh hưởng đến thẩm mỹ, tạo tâm lý tự ti
Tụt lợi khiến răng dài hơn bình thường, kẽ răng sẽ dần thưa ra, ảnh hưởng trực tiếp đến nụ cười.
– Răng bị nhạy cảm
Tụt lợi khiến chân răng lộ ra ngoài, răng sẽ trở nên nhạy cảm hơn, cảm giác ê buốt kéo dài dẫn tới khó chịu, nếu răng bị lộ ra ngoài lâu quá sẽ dẫn tới hiện tượng mòn chân răng, răng sẽ tổn thương và yếu hơn bình thường.
– Gây ra bệnh lý về răng miệng
Kẽ răng bị thưa, thức ăn bị giắt vào chân răng, khó vệ sinh tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến sâu răng, viêm chân răng, viêm nha chu, nguy hiểm hơn nữa có thể dẫn tới tình trạng mất răng vĩnh viễn.
– Tụt lợi còn liên quan đến việc di chuyển răng quá mức nhất là nghiêng răng cửa ra phía mặt ngoài, làm trồi hoặc xoay răng.
Tụt lợi tác động không nhỏ đến quá trình niềng răng, sẽ mất thời gian chữa trị và sẽ kéo dài thời gian chỉnh nha. Vì vậy, khi có dấu hiệu tụt lợi bạn phải can thiệp kịp thời và phải có sự theo dõi sát sao của bác sĩ để kiểm soát và ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng có thể xảy ra.
Biện pháp khắc phục
– Nếu tụt lợi nhẹ, bạn không có cảm giác ê buốt hay đau răng thì bác sĩ khuyên bạn thay đổi cách chải răng, thao tác đánh răng nhẹ hơn. Tiếp đến, bạn nên cạo vôi răng từ 4-6 tháng/ lần.
– Trường hợp, phần cổ răng có dấu hiệu bị bào mòn, bác sĩ chỉ định sử dụng vật liệu để hàn răng.
– Đối với tụt lợi nặng, bác sĩ có thể lên phác đồ điều trị cấy mô nướu. Việc phẫu thuật cấy thêm mô nướu giúp hồi phục lại phần lợi đã bị tụt. Bác sĩ thao tác lấy vạt niêm mạc ở vùng kế cận che phủ lên khu vực chân răng bị tụt lợi. Các phương pháp che phủ chân răng phổ biến như ghép mô sinh học, ghép lợi tự thân. Thời gian trung bình để lành thương và hồi phục giao động từ 6 tuần đến 1 năm.
Điều này nói lên tầm quan trọng của việc thăm khám định kỳ thường xuyên trong quá trình niềng răng. Nhờ vậy, bác sĩ có thể kịp thời xử lý ngay khi có dấu hiệu tụt lợi cho bạn.
Qua bài viết trên chắc hẳn bạn đã nắm rõ tình trạng tụt lợi trong quá trình niềng răng, và những ảnh hưởng của tụt lợi gây ra không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cũng như quá trình chỉnh nha của bạn. Vì vậy, để ngăn chặn tình trạng này bạn nên đến Nha khoa Thùy Anh thăm khám, tư vấn và có kế hoạch điều trị tốt nhất, tránh những trường hợp xấu xảy ra.