Một trong những điều được hội niềng răng quan tâm nhất trong quá trình điều trị đó chính là vấn đề ăn uống. Niềng răng có gây khó khăn khi ăn nhai không? Nên ăn gì? Kiêng gì khi niềng răng là chủ đề luôn được bàn luận trong các hội nhóm. Cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây.
Niềng răng có gây khó khăn khi ăn nhai hay không?
Niềng răng có thể khiến bạn gặp khó khăn khi nhai thức ăn, đặc biệt là sau khi mới gắn mắc cài và sau mỗi lần siết răng. Bạn sẽ cảm thấy đau, ê răng mỗi khi nhai, nhất là khi ăn các thực phẩm rắn. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ xảy ra trong thời gian ban đầu, bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy dễ chịu hơn sau vài ngày đến 1 tuần tùy tình trạng. 2 thời điểm gặp khó khăn về ăn uống khi niềng răng:
Sau khi vừa niềng răng 1- 2 tuần đầu
Sau khi bác sĩ gắn mắc cài và dây cung vào thân răng để giúp răng di chuyển về vị trí mong muốn trên cung hàm thì lúc này răng bạn sẽ bị đau nhức. Đồng thời do chưa quen với việc đeo niềng nên vấn đề ăn uống cũng có thể gặp khó khăn hơn bình thường.
Sau khi thay chun và dây cung theo định kỳ từ 1 – 3 ngày
Từ 3 – 6 tuần sau khi bạn niềng răng, bác sĩ chỉnh nha sẽ hẹn lịch tái khám để bác sĩ thực hiện thay thun và dây cung cho bạn. Mỗi lần đụng chạm vào răng bạn sẽ thấy đau nhức và ê buốt răng, nên có thể sẽ gặp khó khăn khi ăn uống. Nhưng bạn cũng không cần quá lo lắng bởi đây là dấu hiệu tích cực, chứng tỏ rằng đã có sự thay đổi và dịch chuyển.
Vậy niềng răng nên ăn gì? Kiêng gì?
Ăn gì và kiêng gì sau niềng răng là vấn đề rất quan trọng giúp bạn giữ gìn những chiếc mắc cài và duy trì lực kéo răng ổn định, không bị ngắt quãng, không làm sai khác hay làm chậm quá trình chỉnh nha. Dưới đây là một số lời khuyên của bác sĩ về chế độ ăn uống của bạn khi niềng răng:
Thực phẩm nên ăn khi niềng răng
+ Trong 1 tuần đầu khi vừa gắn mắc cài, bạn hãy sử dụng các thực phẩm lỏng như súp, cháo, sữa, sinh tố… để tránh phải sử dụng lực nhai gây ê buốt răng.
+ Sau đó bạn có thể ăn các đồ băm nhỏ, có tính mềm, lỏng mà không cần phải sử dụng lực nhai hay cắn mạnh.
Tốt nhất là bạn nên cắt nhỏ thức ăn khi ăn, ăn đồ mềm và sau khi ăn thì làm sạch răng vì thức ăn dễ bị tích tụ vào trong các khi cụ.
Thực phẩm không nên ăn khi niềng răng
+ Đồ chứa nhiều vụn nhỏ dễ mắc, dính vào mắc cài.
+ Đồ ăn dai, cứng phải dùng lực cắn hoặc nhai mạnh có thể làm bong tuột mắc cài, khiến răng xô lệch.
+ Thực phẩm chứa chất đường, để tránh nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng.
Để quá trình niềng răng diễn ra suôn sẻ, thành công và nhanh chóng thì các bạn hãy cố gắng xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh đó, việc nhai chậm, ăn chậm và vệ sinh răng miệng đều đặn 2 đến 3 lần mỗi ngày cũng góp phần giúp quá trình niềng răng đạt hiệu quả. Và quan trọng hơn hết là lựa chọn cho mình một nha khoa uy tín với bác sĩ chỉnh nha giỏi chuyên môn, kỹ thuật tốt để mang tới cho bạn hiệu quả cao nhất khi niềng răng.
