Niềng răng có mấy giai đoạn? 

Niềng răng là quá trình phức tạp được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau để đảm bảo hiệu quả và đạt được kết quả mong muốn. Vậy niềng răng có mấy giai đoạn và mỗi giai đoạn được thực hiện như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu các bước trong quá trình niềng răng để hiểu rõ hơn về quy trình này.

Niềng răng có mấy giai đoạn?

Niềng răng có ba giai đoạn chính gồm giai đoạn tiền chỉnh nha, giai đoạn đeo mắc cài và giai đoạn duy trì sau niềng. Mỗi giai đoạn có vai trò quan trọng trong quá trình điều trị niềng răng:

  1. Giai đoạn tiền chỉnh nha

Đầu tiên, trước khi bắt đầu niềng răng, bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát và thu thập các dữ liệu cần thiết như hình ảnh chụp Panorama, Cephalometric, Conebeam CT, cùng với các ảnh chụp trước khi điều trị. Sau đó, bác sĩ sẽ đánh giá và xây dựng phác đồ điều trị tối ưu nhất cho từng trường hợp. 

Bạn sẽ được tư vấn về các phương án điều trị và chi phí, từ đó lựa chọn phương án phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của mình. Đây là giai đoạn rất quan trọng để đảm bảo kế hoạch điều trị hiệu quả và không gặp phải sai sót từ đầu.

  1. Giai đoạn đeo mắc cài

Sau khi hoàn thành kế hoạch điều trị và bạn đã đồng ý, bác sĩ sẽ tiến hành gắn mắc cài. Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình niềng răng vì mắc cài sẽ định hình lại vị trí của các răng theo đúng phác đồ điều trị đã lên. Thời gian bạn phải đeo mắc cài sẽ được xác định dựa trên quá trình sinh lý di chuyển răng của mỗi người.

Quá trình cơ sinh học di chuyển răng bao gồm ba giai đoạn chính:

Giai đoạn 6 tháng: Làm đều và phẳng cung răng

Giai đoạn này là bước đầu tiên trong quá trình điều chỉnh nha toàn diện, thường kéo dài từ 4 đến 6 tháng, phụ thuộc vào mức độ lệch lạc ban đầu của răng. Trong giai đoạn này, các dây cung nhỏ với tính đàn hồi được gia tăng dần sẽ giúp sắp xếp răng thẳng hàng. 

Mặc dù răng được sắp xếp đều và tròn dần, nhưng có thể xuất hiện các vấn đề như răng lệch lạc quá nhiều, khiến cho quá trình điều chỉnh có thể đẩy răng ra phía trước và tạo cảm giác hô ra. Những vấn đề này sẽ được giải quyết kỹ lưỡng trong giai đoạn tiếp theo. 

Giai đoạn 12 tháng: Chỉnh tương quan răng hàm và xử lý khoảng

Giai đoạn này nhằm mục đích giúp răng của bạn giảm hô và móm, đồng thời có thể khớp hài hòa với nhau. Thời gian hoàn thành giai đoạn này có thể dao động tùy thuộc vào từng trường hợp, thường khoảng 12 tháng nếu không có việc nhổ răng.

Nếu giai đoạn trước bác sĩ chủ yếu sử dụng dây cung để điều chỉnh, ở giai đoạn này các dây cung sẽ là dạng vuông, cứng và hầu như chỉ hoạt động như một đường trượt để định hướng di chuyển răng. Răng sẽ được kéo lùi bằng các phương tiện hỗ trợ như dây chun, lò xo, minivis và loop để điều chỉnh các khoảng trống.

Việc sử dụng vis giữ cho răng đứng vững và làm chân trụ để kéo răng di chuyển. Việc cắm vis giúp đơn giản hóa và tối ưu hóa quá trình di chuyển răng.

Trong giai đoạn này, bác sĩ cần phải có sự khéo léo trong tính toán để điều chỉnh các khoảng trống, bởi mỗi milimet trên cung hàm phải được cân nhắc kỹ lưỡng.

Giai đoạn 3 – 6 tháng: Tinh chỉnh kết thúc

Kéo dài từ 3 đến 6 tháng và tập trung vào việc đảm bảo ổn định kết quả sau khi tháo niềng. Trong giai đoạn này, các răng có độ nghiêng chưa chuẩn sẽ được điều chỉnh lại để đảm bảo hài hòa và chuẩn hơn trong việc đóng khớp.

3.Tháo niềng răng và đeo hàm duy trì

Hàm duy trì sau niềng răng

Sau khi răng đã đạt độ ổn định trong xương, niềng răng sẽ được tháo và thay thế bằng hàm duy trì. Việc đeo hàm duy trì là một phần vô cùng quan trọng để duy trì kết quả điều chỉnh răng lâu dài. Có nhiều loại hàm duy trì như hàm duy trì mặt lưỡi, hàm Hawley hoặc máng trong suốt, và loại phù hợp sẽ được nha sĩ chỉ định.

Những điều cần lưu ý trong các giai đoạn niềng răng

Trong quá trình niềng răng, bạn cần chú ý đến những vấn đề sau đây:

  1. Hạn chế ăn thực phẩm cứng và dai: Khi niềng răng, các lực tác động để điều chỉnh răng có thể làm cho chân răng trở nên yếu hơn. Việc ăn đồ quá cứng hoặc dai có thể gây đau nhức và ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Hơn nữa, bạn nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm nhiều đường để giảm nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng và đảm bảo tiến độ niềng răng không bị chậm trễ.
  2. Vệ sinh răng miệng đúng cách: Việc niềng răng có thể làm cho việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn. Để đảm bảo sạch mảng bám trên răng và mắc cài, bạn nên sử dụng bàn chải đặc biệt dành cho người niềng răng, kết hợp với chỉ nha khoa, máy tăm nước và nước súc miệng.
  3. Tuân thủ chỉ định của bác sĩ: Bác sĩ nha khoa đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị niềng răng và đạt được kết quả tốt nhất. Bạn cần tuân thủ các chỉ định điều trị của bác sĩ, bao gồm đến tái khám định kỳ hàng tháng để kiểm tra tiến độ điều chỉnh răng và sức khỏe răng miệng. Chọn lựa địa chỉ nha khoa uy tín với bác sĩ có chuyên môn sâu về niềng răng để đảm bảo điều trị hiệu quả.

Qua bài viết này hi vọng bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi niềng răng có mấy giai đoạn. Mỗi giai đoạn đều có vai trò quan trọng trong quá trình điều trị, giúp đem lại kết quả tối ưu cho nụ cười và sức khỏe răng miệng của bạn.


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Facebook Chat