Niềng răng phía trong là gì? Ưu và nhược điểm bạn cần nắm rõ

Ngoài niềng răng mắc cài mặt ngoài, niềng răng bằng khay trong suốt invisalign thì niềng răng phía trong cũng là giải pháp nhiều người tìm hiểu để khắc phục khuyết điểm răng miệng như hô, thưa, móm, sai lệch khớp cắn. Vậy niềng răng phía trong là gì? Có ưu và nhược điểm như thế nào? Mời các bạn cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây. 

Niềng răng phía trong là gì?

Niềng răng phía trong là phương pháp bác sĩ sử dụng hệ thống dây cung, mắc cài gắn trực tiếp lên răng để dịch chuyển răng về vị trí mong muốn. Nhưng thay vì gắn ở mặt ngoài của răng thì bác sĩ sẽ sử dụng kỹ thuật giấu mắc cài, tức là gắn mắc cài vào phía trong của răng. 

Ưu và nhược điểm của niềng răng phía trong 

Cũng giống như các hình thức niềng răng khác, niềng răng phía trong sẽ có những ưu điểm riêng và tồn tại một số nhược điểm. Cụ thể như sau: 

  • Ưu điểm 

– Giúp bạn tự tin, thoải mái khi giao tiếp, nói chuyện thường ngày do phần mắc cài đã nằm phía trong của cung răng. 

– Có thể phương pháp này sẽ gây khó chịu cho lưỡi. Chúng ta sẽ không phải lo lắng tình trạng má, môi, lợi, nướu đều không bị tổn thương như niềng răng mặt ngoài. 

  • Nhược điểm

– So với niềng răng mặt ngoài thì niềng răng phía trong sẽ mất nhiều thời gian hơn và chi phí cũng tốn kém hơn, ngang với phương pháp niềng răng invisalign.  

– Ăn uống bất tiện, thời gian đầu có thể bị đau, chán ăn hay ăn không ngon điều này là do lưỡi bị mắc cài cọ xát liên tục khi ăn, kéo dài trong thời gian niềng. 

– Khó chịu trong giao tiếp: Tuy có tính thẩm mỹ cao với người đối diện nhưng chính bạn là người sẽ khó chịu khi đeo niềng mặt trong vì mắc cài và dây cung rất dễ chạm vào lưỡi, gây cộm, rát lưỡi. Khả năng phát ẩm cũng bị ảnh hưởng. 

– Vệ sinh răng miệng khó hơn: Do nằm phía trong nên khó nhìn thấy mắc cài bị dính vào niềng, gây hôi miệng nếu không được làm sạch kỹ. 

Các trường hợp cần niềng răng 

Các trường hợp dưới đây cần niềng răng để sắp đều hàm răng và giúp cho khớp cắn chuẩn xác hơn: 

  • Răng mọc chen chúc, số lượng răng nhiều hơn mức trung bình gây mất thẩm mỹ. Niềng răng giúp răng mọc thẳng hàng, đều và đẹp hơn.
  • Răng thưa: Khoảng cách giữa các răng xa nhau.
  • Sai lệch khớp cắn: Tình trạng sai khớp cắn vừa gây ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai vừa gây nên những khó khăn khi ăn uống. Sai khớp cắn còn khiến răng bị mài mòn nhanh hơn, dễ bị sâu hơn và dễ mắc các bệnh nha chu.
  • Răng hô, vẩu, móm cũng cần niềng răng. 

Những trường hợp cần chú ý khi niềng răng mặt trong 

Nếu bạn gặp phải những tình trạng dưới đây, cần hết sức thận trọng khi chọn niềng răng mặt trong: 

– Răng và xương hàm quá yếu, không đủ lực để chịu lực siết của mắc cài, dây cung. 

– Trường hợp trồng răng giả nhiều, độ cứng giữa chân răng và nướu không được dây chằng nha chu nâng đỡ thì cũng không nên thực hiện chỉnh nha ở răng giả. 

– Người có tật đẩy lưỡi không nên thực hiện niềng răng mặt trong vì sẽ khiến lưỡi bị tổn thương trong quá trình thực hiện. 

– Người mắc bệnh tiểu đường hay các bệnh về máu thì không thể thực hiện niềng răng, kể cả niềng mặt trong. 

Phương pháp niềng răng mặt trong có tính thẩm mỹ cao tuy nhiên cũng sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Bởi vậy nếu bạn đang muốn niềng răng nhưng công việc yêu cầu tính thẩm mỹ thì bạn có thể tham khảo phương pháp niềng invisalign với mức chi phí tương tự nhưng hoàn toàn có thể khắc phục nhược điểm của niềng răng phía trong.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Facebook Chat