Phân loại khớp cắn theo lý thuyết của Angle

Sai khớp cắn là sự lệch lạc tương quan giữa các răng ở trên cung hàm hoặc giữa 2 hàm. Tình trạng này được chia thành nhiều loại dựa trên tiêu chuẩn được đưa ra bởi các tác giả khác nhau, trong đó cách phân loại của Edward H. Angle (năm 1899) được đánh giá là có tính hữu dụng và tính tới thời điểm này vẫn được ứng dụng nhiều. 

Cách phân loại khớp cắn theo lý thuyết Angel 

Theo đó, theo Angle thì răng hàm lớn nhất (răng 6) là mốc giải phẫu cố định và cũng là chìa khóa của khớp cắn. Răng 6 là răng vĩnh viễn mọc sớm nhất trên cung hàm và nó có vị trí khá ổn định so với nền sọ, khi mọc lên không bị chân răng sữa cản trở và cũng được hướng dẫn móc đúng vị trí. Kể từ khi Angle đưa ra cách phần loại này đã hơn 100 năm thì nó vẫn là hệ thống phân loại được sử dụng nhiều vì nó khá đơn giản, dễ sử dụng và truyền tải thông tin chính xác. 

Angle phân loại khớp cắn theo mối tương quan giữa răng các răng hàm lớn (răng số 6,7) cũng như sự sắp xếp các răng liên quan tới đường cắn – đường cong liên tục đi qua hố trung tâm của răng hàm và ngang qua gót của răng cửa hàm trên, răng nanh. Còn ở hàm dưới, đường cắn là một đường cong liên tục đi qua rìa cắn răng cửa hàm dưới và núm ngoài răng hàm. Tóm lại, angle phân khớp cắn thành 3 loại: 

  • Khớp cắn bình thường: Là khi núm ngoài gần của răng số 6 hàm trên khớp với rãnh ngoài gần của răng số 6 hàm dưới, các răng trên cung hàm được xếp đều đặn theo một đường cắn. 
  • Sai khớp cắn loại I: Đây là tình trạng răng mọc lệch lạc, răng thưa, khấp khểnh, chen chúc nhiều hoặc mọc sai vị trí. Còn theo Angle thì sai khớp cắn loại I thì không có gì bất thường về sự đối xứng hay khoảng cách giữa răng số 6 hàm trên và số 6 hàm dưới, mà ở đây có sự lệch lạc ở các răng số 1,2,3,4 phía trước. 

  • Sai khớp cắn loại II: Nếu bạn bị răng hô, vẩu thì tức là bạn bị sai khớp cắn loại II. Còn theo Angle thì đây là tình trạng một nửa mặt nhai của răng số 6 hàm trên nằm trên 1 nửa mặt nhai của răng số 6 hàm dưới và 1 nửa mặt nhai của răng số 5.

Bên cạnh đó, theo phân loại của Angle thì sai khớp cắn loại II cũng được chia ra thành 2 nhánh nhỏ hơn: 

Nhánh 1: Cung răng hàm trên hẹp, răng cửa nghiêng về phía môi, bị chìa ra ngoài, môi dưới chạm vào mặt trong của răng cửa hàm trên. 

Nhánh 2: Răng cửa số 1 nghiêng vào trong nhiều trong khi răng cửa số 2 nghiêng về sau, che hết răng phía răng

  • Sai khớp cắn loại III

Nói một cách dễ hiểu nhất thì sai khớp cắn loại III là tình trạng răng móm (khớp cắn ngược), đây là dạng sai khớp cắn khá phổ biến. Còn theo Angle là tình trạng mặt nhai của răng số 6 hàm trên ở phí xa hơn so với mặt nhai của răng số 6 hàm dưới. Các răng cửa hàm dưới nằm ở phía ngoài răng cửa hàm trên. 

Phân loại khớp cắn theo Angle có ưu và nhược điểm gì? 

Có thể khẳng định răng cách phân loại khớp cắn theo lý thuyết của Angle là bước tiến rất quan trọng cho ngành chỉnh nha. Ưu điểm của nó là vừa giúp phân loại tuần tự các dạng sai khớp cắn vừa giúp hiểu rõ ràng về khớp cắn bình thường của răng thật. Với các phân loại này sẽ giúp bạn dễ dàng phân biệt được khớp cắn chuẩn và khớp cắn bị sai lệch. 

Hiện nay, cách phân loại này được ứng dụng rất nhiều trong răng hàm mặt nói chung cũng như chỉnh nha nói riêng vì nó đơn giản, dễ nhớ và giúp chẩn đoán nhanh. 

Tuy nhiên, cách phân loại khớp cắn của Angela vẫn tồn tại một số nhược điểm như sau: 

  • Thứ 1: Không nhận ra sự thiếu ổn định của răng số 6 hàm trên và trong trường hợp răng hàm sữa số 7 bị nhổ răng sẽ hàm răng số 6 bị di gần. 
  • Thứ 2: Theo lý thuyết phân loại khớp cắn của Angle thì ông dùng răng số 6 hàm trên để phân loại. Nếu như vậy thì sẽ không phân loại được trong trường hợp thiếu răng hàm số 6 hoặc trên răng sữa. 
  • Thứ 3: Tình trạng sai khớp cắn chỉ được đánh giá theo chiều trước sau chứ không đánh giá được theo chiều ngang và chiều đứng. Các sai lệch của từng răng cũng không được nói tới và không phân biệt được sai khớp cắn do răng hay do xương. 
  • Thứ 4: Angle không đề cập tới nguyên nhân gây sai lệch khớp cắn. 

Tóm lại theo lý thuyết của Angle thì sẽ phân khớp cắn ra làm 4 loại, loại bình thường, loại sai lệch I, II, III. Với tình trạng sai lệch khớp cắn thì bạn có thể lựa chọn niềng răng, nhổ răng, bọc sứ, phẫu thuật hàm để khắc phục. Tùy tình trạng mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị khác nhau. Hi vọng thông tin bài viết trên sẽ hữu ích với bạn đọc, mọi thắc mắc vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ với bác sĩ của chúng tôi theo địa chỉ dưới đây để được tư vấn cụ thể hơn. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Facebook Chat