Sai lệch khớp cắn là như thế nào? Có gây hậu quả gì không? 

Sai lệch khớp cắn là một trong những vấn đề về thẩm mỹ nụ cười và sức khỏe răng miệng khá phổ biến. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ về tình trạng này, vậy sai lệch khớp cắn là gì? Có gây hậu quả gì không? Mời các bạn cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây.

Sai lệch khớp cắn là như thế nào? 

Khớp cắn là sự tương quan giữa 2 hàm răng, gồm tỉ lệ cân xứng và diện tích tiếp xúc với nhau khi ăn nhai và ở trạng thái nghỉ của xương hàm. Hàm răng phải đạt tiêu chuẩn cân đối và đều đẹp giữa 2 hàm mới được gọi là khớp cắn chuẩn. 

Sai lệch khớp cắn là tình trạng lệch tâm của răng hàm trên và hàm dưới, hoặc 2 hàm răng không cắn khít vào nhau (răng hô, móm), răng mọc lệch lạc gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ của gương mặt, khó khăn khi ăn nhai và phát âm. 

Nguyên nhân gây sai lệch khớp cắn gồm: 

70% nguyên nhân dẫn tới sai lệch khớp cắn là do di truyền, bẩm sinh hoặc do cấu trúc của răng hàm. Ngoài ra, cũng có một số thói quen làm thay đổi hình dạng cũng như cấu trúc xương hàm: 

– Trẻ em có thói quen bú bình lâu dài (sau 3 tuổi), ngậm ti giả, mút ngón tay

– Thương tích và va chạm nghiêm trọng do tai nạn gây sai lệch hàm.

– Chăm sóc, vệ sinh răng miệng kém hoặc biến chứng do thực hiện phương pháp phục hình thẩm mỹ không chuẩn (trám răng, mão răng sứ…)

– Biến chứng từ mất răng gây tiêu xương, xô lệch răng toàn hàm

Ngoài những nguyên nhân chủ quan thì các bạn cũng cần chú ý tới các nguyên nhân khách quan để phòng tránh tình trạng sai lệch khớp cắn. Ví dụ như bố mẹ cần tập cho trẻ thói quen chăm sóc răng miệng từ nhỏ, quan tâm và can thiệp sớm khi thấy con có những biểu hiện sai lệch răng, khớp cắn… Nếu không sẽ gây nên những những tác hại cả về tâm lý lẫn thẩm mỹ cho trẻ. 

Hậu quả của tình trạng sai lệch khớp cắn

Răng hay hàm ở trong tình trạng không chuẩn thì điều hiển nhiên rằng nó sẽ gây ra những hậu quả nguy hiểm. Với tình trạng sai lệch khớp cắn sẽ gây nên những ảnh hưởng sau: 

  • Khó khăn khi nhai và phát âm: Một số trường hợp bị sai lệch nặng dẫn tới khớp cắn hở, phanh lưỡi bám thấp khiến hoạt động của các cơ hàm quá mức gây nên tình trạng loạn năng khớp thái dương hàm, đây chính là nguyên nhân của những cơn đau ở khớp và xung quanh khớp thái dương.
  • Răng lệch lạc: Dễ bị chấn thương, không vệ sinh được kỹ dẫn tới mắc bệnh viêm nha chu và sâu răng, khi không được điều trị kịp thời khiến răng của bị chấn thương, làm gãy răng và chết tủy.
  • Người bị sai lệch khớp cắn sẽ rất dễ bị mặc cảm, tự ti về ngoại hình, hạn chế trong giao tiếp với bên ngoài, ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống và công việc. 

3 mức độ của tình trạng sai lệch khớp cắn 

Răng hô là dạng sai lệch khớp cắn loại 2 phổ biến

Edward Angle đưa ra phân loại về tình trạng sai lệch khớp cắn thành 3 nhóm chính bao gồm:

  • Sai lệch khớp cắn loại 1 

Bạn có thể hiểu rằng sai lệch khớp cắn xảy ra khi hàm trên và hàm dưới ở đúng vị trí, các răng khá cân đối, hài hòa với nhau. Tuy nhiên lại xảy ra tình trạng răng mọc chen chúc hoặc có khoảng cách lớn giữa các răng khiến răng bị xô lệch, cái thò ra, cái thụt vào không theo trật tự nhưng không hô hay móm.

  • Sai lệch khớp cắn loại 2

Đây là tình trạng khá phổ biến, sai lệch khớp cắn loại 2 là tình trạng răng hô, vẩu kèm theo khớp cắn sâu, xảy ra khi răng hàm trên mọc đưa về phía trước quá nhiều so với răng hàm dưới và che phủ cả hàm dưới. Khi nhìn nghiêng, hàm dưới gần như bị hàm trên che lấp, có thể gây ra tình trạng răng vẩu. Tình trạng này sẽ gây ra nhiều khó khăn trong việc cắn và nhai thức ăn.

  • Sai lệch khớp cắn loại 3

Răng móm (khớp cắn ngược) chính là tình trạng sai lệch khớp cắn loại 3. Theo lý thuyết của Angle thì khi xương hàm dưới phát triển quá dài, các răng dưới mọc đưa về phía trước quá mức, thường bọc ngoài các răng cửa trên. Khi nhìn nghiêng, môi dưới sẽ đưa ra ngoài hơn so với môi trên. Trường hợp móm nặng còn khiến cho cằm chìa hẳn về trước. Điều này gây mất cân đối cho khuôn mặt, đồng thời ảnh hưởng đến vận động của hàm.

Hiện nay để điều trị sai lệch khớp cắn bác sĩ sẽ tùy vào tình trạng của mỗi bệnh nhân mà sẽ đưa ra chỉ định với các phương pháp khác nhau. Cụ thể như thực hiện niềng răng, phẫu thuật hàm hô, móm hay niềng răng kết hợp với hàm hô, móm để khắc phục. 

Mọi phương pháp điều trị cần được thăm khám trực tiếp từ bác sĩ chuyên khoa, dựa trên hình ảnh trên miệng và phim X – quang 3 chiều bác sĩ sẽ đưa ra phương án cụ thể. Điều quan trọng là bạn cần lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn để đảm bảo việc điều trị diễn ra an toàn và hiệu quả. Mọi thắc mắc vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ với bác sĩ của chúng tôi theo địa chỉ dưới đây để được tư vấn cụ thể hơn. 

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Facebook Chat