Tại sao hai hàm răng không chạm nhau? Có ảnh hưởng gì đến sức khỏe răng miệng không?

Hai hàm răng không chạm nhau hay còn gọi là khớp cắn hở, đây là một vấn đề khá phổ biến trong chỉnh nha. Liệu khớp cắn hở có ảnh hưởng gì đến sức khỏe răng miệng và vấn đề giao tiếp đời thường của bạn không? Hãy cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây nhé.

Hai hàm răng không chạm nhau (khớp cắn hở)

Thuật ngữ khớp cắn hở là một dạng sai lệch khớp cắn, răng hàm trên và hàm dưới không chạm vào nhau khi ngậm toàn miệng. 

Có 2 loại khớp cắn hở phổ biến đó là:

– Cắn hở phía trước: Tình trạng các răng cửa hàm trên và răng cửa hàm dưới chìa ra ngoài hoàn toàn không dính vào nhau.

– Cắn hở phía sau: Răng cửa khít vào nhau bình thường nhưng răng hàm không chạm vào nhau.

Điều này ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ, ảnh hưởng đến vấn đề giao tiếp và chất lượng cuộc sống hàng ngày của bạn, bên cạnh đó khớp cắn hở răng cửa còn có khả năng gây áp lực quá mức lên răng sau và khớp hàm.

Nguyên nhân gây ra tình trạng khớp cắn hở

Tình trạng khớp cắn hở thường gặp có thể là do cấu trúc xương hàm di truyền bẩm sinh, hoặc được hình thành từ những thói quen khi nhỏ như đẩy lưỡi, sử dụng núm vú giả trong thời gian dài hoặc bị chấn thương.

Khớp cắn hở có thể được chia làm 2 nhóm chính, dựa vào nguyên nhân chủ yếu là:

– Khớp cắn hở do răng: Ảnh hưởng từ những thói quen xấu, làm khẩu hình miệng thay đổi.

– Khớp cắn hở do xương: Đây là trường hợp do yếu tố di truyền do cấu trúc xương hàm. 

Ảnh hưởng

Trong các loại sai lệch khớp cắn, khớp cắn hở được đánh giá là có mức độ ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai và thẩm mỹ nhiều nhất:

– Khớp cắn hở làm cho răng trên và răng dưới không có khả năng tiếp xúc, hoạt động ăn nhai trở nên khó khăn hơn, có cảm giác bị đau khi nhai hoặc cắn, ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày và tiêu hóa.

– Gây mất thẩm mỹ cho khuôn mặt, làm mất tự tin khi giao tiếp, nụ cười trở nên kém duyên hơn.

– Có thể gây ra một số bệnh lý nguy hiểm không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng mà còn có thể gây đau nhức đầu, đau khớp thái dương hàm.

– Có nguy cơ bị bệnh nướu răng và viêm nha chu. Sâu răng do thức ăn thừa khó vệ sinh.

Cách điều trị

Hai hàm răng không chạm nhau nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những tác động đến đời sống như sức khỏe răng miệng và giao tiếp xã hội. Vì vậy, việc tìm ra giải pháp sớm để điều trị là điều hoàn toàn cần thiết. 

Tình trạng khớp cắn hở có thể hoàn toàn điều trị được nếu bạn phát hiện sớm và thăm khám để bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân bệnh lý, từ đó đưa ra biện pháp điều trị phù hợp nhất. 

Có một số cách để điều trị khớp cắn hở mà bạn có thể tham khảo:

– Chỉnh nha

Sử dụng các khí cụ trong chỉnh nha nhằm dịch chuyển răng về đúng vị trí trên cung hàm, mắc cài kim loại sẽ giúp làm tăng lực siết, căng chỉnh răng nhằm mục đích làm lún răng cối, làm trồi phần răng cửa của cả hàm trên và hàm dưới. 

– Bọc răng sứ

Đây là một phương pháp giúp khắc phục tình trạng khớp cắn hở nhanh nhất nhưng cũng vô cùng hiệu quả. 

– Phẫu thuật chỉnh hình

Có những trường hợp khớp cắn hở nghiêm trọng do các vấn đề về xương hàm cần phải phẫu thuật hàm cùng với đó là niềng răng để khắc phục tình trạng này.

Trên đây là những thông tin giúp bạn nắm bắt được tình trạng khớp cắn hở để giải đáp được những thắc mắc của bạn và có biện pháp điều trị phù hợp nhất. Để chẩn đoán và điều trị khớp cắn hở sớm nhất, tránh những ảnh hưởng tiêu cực của bệnh lý này, bạn nên đến các cơ sở nha khoa uy tín để thực hiện thăm khám và điều trị. Nha khoa Thuỳ Anh là một cơ sở nha khoa uy tín bạn có thể đặt niềm tin vào với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, sự trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất, máy móc, cùng với đó là những chính sách ưu đãi tốt phù hợp với khả năng tài chính của bạn.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Facebook Chat