2 hàm răng không khớp nhau phải làm sao? 

2 hàm răng không khớp nhau là tình trạng sai lệch khớp cắn nghiêm trọng, nó không chỉ ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai và còn gây mất thẩm mỹ gương mặt. Vậy 2 hàm răng không khớp nhau phải làm sao? Mời các bạn cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây. 

2 hàm răng không khớp nhau là tình trạng gì?

 

Như thế nào là một khớp cắn chuẩn? Trả lời: Khớp cắn được đánh giá là chuẩn khi có sự tương quan giữa hàm răng trên và dưới, gồm tỉ lệ cân xứng cũng như diện tích tiếp xúc với nhau ở trạng thái nghỉ, khi ăn nhai của cả răng lẫn xương hàm. Thường thì hàm răng phải đạt chuẩn đều đẹp và cân đối thì khớp cắn mới được gọi là chuẩn. 

2 hàm răng không khớp nhau là tình trạng sai lệch khớp cắn với dấu hiệu lệch tâm của răng hàm trên và hàm dưới, hoặc hàm trên không cắn khít nhau. Ngoài ra, đây còn là dấu hiệu của tình trạng răng mọc lệch gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ gương mặt, khiến việc ăn nhai và phát âm gặp nhiều khó khăn. 

Các dạng 2 hàm răng không khớp nhau phổ biến 

Nguyên nhân gây nên tình trạng 2 hàm không khớp nhau chủ yếu là do di truyền, hoặc thói quen xấu lúc nhỏ như đẩy lưỡi, mút tay, ngậm ti giả, mất răng sữa sớm hoặc do tai nạn… Các dạng 2 hàm răng không khớp nhau (sai lệch khớp cắn) phổ biến gồm; 

  • Khớp cắn ngược: Hay còn gọi là răng móm, đây là tình trạng xương hàm dưới quá phát đưa ra trước quá mức, còn xương hàm trên thì lại ngắn và cụp vào trong. Khớp cắn ngược khiến gương mặt mất cân đối và gây tác động xấu tới cử động hàm.
  • Khớp cắn chéo: Người bị khớp cắn chéo thường có các răng bị xô lệch, thò ra thụt vào không theo một trật tự nào cả.
  • Khớp cắn sâu: Đây là tình trạng toàn bộ hàm trên che phủ hàm dưới, nhìn vào khó thấy hoặc không thấy hàm dưới.
  • Khớp cắn hở: Dạng sai lệch khớp cắn này gây ảnh hưởng tới cả chức năng ăn nhai và thẩm mỹ. Dấu hiệu nhận biết tình trạng này là ngay cả khi khép răng vào bạn vẫn có thể nhìn thấy lưỡi. Răng cửa hàm trên và dưới không chạm được vào nhau.

Tác hại của 2 hàm răng không khớp nhau  

– Khó khăn khi nhai và phát âm: Tình trạng răng lệch nặng khiến phanh lưỡi hám thấp, khớp cắn hở, cơ hàm phải hoạt động quá mức dẫn tới tình trạng rối loạn khớp thái dương hàm, nguyên nhân này dẫn tới cơn đau khớp xung quanh thái dương.

– Răng lệch lạc: Dễ bị chấn thương, không vệ sinh được kỹ dẫn tới mắc bệnh viêm nha chu và sâu răng, khi không được điều trị kịp thời khiến răng của bị chấn thương, làm gãy răng và chết tủy.

– Người gặp phải tình trạng 2 hàm không khớp nhau sẽ dễ mặc cảm, tự ti về ngoại hình, hạn chế trong giao tiếp với bên ngoài, từ đó công việc và cuộc sống bị ảnh hưởng nhiều.  

Các pháp điều trị 2 hàm không khớp nhau 

Hiện nay có 3 phương pháp điều trị tình trạng 2 hàm không khớp nhau, tùy theo tình trạng của mỗi người mà bác sĩ sẽ đưa ra những phương án cụ thể: 

+ Niềng răng (chỉnh nha): Đây là phương pháp sử dụng hệ thống dây cung, mắc cài hay khay niềng răng invisalign để sắp răng về đúng vị trí trên cung hàm. Thời gian niềng răng từ 1 – 3 năm. Áp dụng cho trường hợp sai lệch răng do răng. 

+ Phẫu thuật chỉnh hàm: Với trường hợp sai lệch khớp cắn do cấu trúc xương hàm thì để có một hàm răng đều, đẹp và khớp cắn chuẩn thì cần điều trị can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật.

+ Niềng răng và phẫu thuật chỉnh hàm: Với các trường hợp vừa gặp khuyết điểm do răng vừa gặp khuyết điểm do hàm thì sẽ cần kết hợp cả 2 phương pháp niềng răng và phẫu thuật.

Trên đây là thông tin giải đáp thắc mắc 2 hàm răng không khớp nhau phải làm sao. Tình trạng này khiến răng rất dễ bị chấn thương và mắc các bệnh lý về răng miệng. Bởi vậy bạn cần có giải pháp điều trị sớm để tránh những ảnh hưởng không tốt. Và khi điều trị bạn cần tới các cơ sở nha khoa uy tín với bác sĩ có trình độ chuyên môn giỏi để có giải pháp tốt nhất cho tình trạng của mình. 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Facebook Chat