Răng bị gãy, kèm theo những khuyết điểm của răng như răng mọc lệch lạc, khấp khểnh, răng hô, thưa móm… ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ cũng như sức khỏe răng miệng. Vậy bị gãy răng có niềng được không?
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng gãy răng
Tình trạng gãy răng thường do nhiều nguyên nhân, phần lớn là do răng bị tác động bởi một lực quá mạnh như va đập, chấn thương, tai nạn.
Thói quen ăn uống không tốt, thường xuyên dùng răng để cắn đồ cứng như nước đá, các món đông lạnh, khui bia, … làm răng dễ gãy.
Hoặc do các bệnh lý răng miệng, việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng không đúng cách, khiến răng gặp các bệnh lý như sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu càng làm răng bị yếu, nguy cơ gãy răng, mất răng là rất cao.
Niềng răng là gì?
Niềng răng là phương pháp trong nha khoa sử dụng các khí cụ như mắc cài, dây cung, khay niềng được cố định hoặc tháo lắp nhằm tác động lực lên răng và xương răng, giúp dịch chuyển và nắn chỉnh răng mọc sai lệch về vị trí đúng, chuẩn khớp cắn trên cung hàm, khắc phục hoàn toàn những khuyết điểm của răng, mang lại hàm răng đều đẹp và cải thiện chức năng ăn nhai của răng miệng.
Bị gãy răng có niềng được không?
Tình trạng răng gãy vẫn có thể tiến hành niềng răng nếu:
Trường hợp 1: Răng gãy nhưng thân răng vẫn đủ dài
Với trường hợp này, răng chỉ gãy một phần nhỏ, thân răng vẫn đủ độ dài để trám hay bọc sứ thì vẫn có thể niềng răng được.
Khi bọc sứ, vẫn có thể tiến hành niềng răng được nếu đáp ứng đủ những yêu cầu như: lượng mô răng còn lại, răng sứ được làm kín khít đúng tiêu chuẩn, răng không bị cứng khớp, giới hạn răng di chuyển theo kế hoạch.
Quá trình niềng răng trên mặt sứ cũng tương tự như răng thật. Khí cụ sẽ tác động đến cả mão răng sứ và cả cùi răng thật bên trong.
Tuy nhiên, nếu răng sứ được làm phục hình không tốt, bác sĩ không có chuyên môn mài cùi răng nhiều rất có thể răng sẽ bị ê buốt, khó chịu, đau nhức trong quá trình dịch chuyển răng. Vì vậy, trước khi tiến hành điều trị bạn nên tìm đến nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi, đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện.
Ngoài ra, trước khi niềng răng bác sĩ cũng cần cân nhắc một số yếu tố như số lượng răng gãy cũng như số lượng sứ được phục hình trên cung hàm để đánh giá và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Trường hợp 2: Gãy răng chỉ còn chân răng
Đối với trường hợp này, không thể khắc phục răng gãy bằng phương pháp hàn trám răng hay bọc răng sứ. Với từng case cụ thể mà bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn những phương án điều trị thích hợp nhất.
– Có những case gặp khuyển điểm như răng hô, móm, khấp khểnh, lệch lạc, răng chen chúc xoay trục, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng để nới cung hàm, tạo khoảng trống để kéo răng về đúng vị trí. Chính vì vậy, nếu bạn bị gãy răng và gặp những khuyết điểm này thì bác sĩ sẽ thăm khám, tính toán vị trí, số lượng răng gãy ít sẽ chỉ định nhổ răng để tạo khoảng cho răng dịch chuyển.
– Răng gãy chỉ còn chân răng, không thể phục hình thì lúc này bạn phải tiến hành nhổ bỏ răng gãy và nên trồng implant thay thế, sau đó mới tiến hành niềng răng.
Tuy nhiên, trước khi tiến hành niềng răng, bác sĩ phải xác định vị trí và đặc điểm của hàm răng mới có thể đưa ra quyết định có thể niềng được hay không. Bởi vì, răng implant là chiếc răng nhân tạo, được cố định chắc chắn trên cung hàm, trong khi niềng răng là quá trình dùng lực của khí cụ giúp răng di chuyển. Chính vì vậy, không phải trường hợp nào đã trồng răng implant cũng có thể niềng răng được.
Như vậy, để biết chính xác tình trạng răng gãy của bạn có niềng được không, bạn nên đến cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám và kế hoạch điều trị tốt nhất.