Bị móm có nên niềng răng hay không? Nha khoa Thùy Anh

Răng móm hay còn gọi là khớp cắn ngược là vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ, sức khỏe và còn kéo theo nhiều hệ lụy đi kèm. Vậy phải làm gì để khắc phục được tình trạng răng móm. Bị móm có nên niềng răng không? Hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây bạn nhé.

Răng móm (khớp cắn ngược) là gì?

Răng móm là một thuật ngữ để mô tả sự sai lệch của khớp cắn giữa răng ở hàm trên và hàm dưới. Khi ngậm miệng, răng hàm dưới phủ lên răng hàm trên, cắm chìa ra phía trước làm khuôn mặt mất cân đối, nụ cười không tự nhiên, ảnh hưởng đến thẩm mĩ và chức năng ăn nhai, gây khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng.

Nguyên nhân gây ra tình trạng răng móm

Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng răng móm (khớp cắn ngược), bạn cần nắm rõ những tình trạng của mình để từ đó có phương pháp điều trị phù hợp.

Do di truyền

Trung tâm Y tế Đại học Maryland xác định yếu tố di truyền là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng cắn ngược. Hình dạng và kích thước của răng, cũng như cách mọc phần lớn là do di truyền từ bố mẹ hay người thân của bạn.

Thói quen xấu từ khi nhỏ

Mút ngón tay cái, liên tục đẩy lưỡi vào răng hoặc sử dụng núm vú giả trong thời gian dài cũng có thể góp phần gây ra tình trạng khớp cắn ngược.

Tình trạng răng móm

Có 3 trường hợp móm đó là:

Móm do răng: Tình trạng răng hàm dưới sai vị trí, răng hàm trên mọc lùi vào còn răng hàm dưới bị chìa ra ngoài,

Móm do xương hàm: Tình trạng xương hàm trên bị ngắn hơn so với xương hàm dưới, để xác định được tình trạng sai lệch này cần phải chụp X-Quang toàn hàm để kiểm tra cũng như đo đạc tỷ lệ sai lệch một cách chính xác nhất.

Móm do cả răng và xương hàm: Đây là trường hợp nặng, việc điều trị cần kết hợp nhiều phương pháp khác nhau.

Răng móm có nguy hiểm không?

Răng móm là tình trạng răng bị lệch khớp cắn, không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn gây ra những vấn đề răng miệng khác, cũng như ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày:

– Điều đầu tiên, đó là răng móm ảnh hưởng đến thẩm mỹ

Khi bị móm khuôn mặt sẽ trở nên kém thẩm mỹ, sự mất cân đối ở 2 hàm càng khiến bạn ngại giao tiếp, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày.

– Giảm khả năng ăn nhai, dẫn đến tiêu hóa kém.

Khớp cắn ngược dẫn tới sự sai lệch của hàm răng cửa hàm trên và hàm dưới khiến khả năng ăn nhai khó khăn hơn, không thể cắn xé đồ ăn như người bình thường. Vì thế, người móm thường ăn uống chậm chạp, đồng thời thức ăn không được nhai kỹ, ăn mất ngon và ảnh hưởng đến dạ dày.

– Ảnh hưởng đến khả năng phát âm

Khi bị móm sẽ phát âm không chuẩn vì môi và răng không khít nhau, sự lệch lạc của cung hàm sẽ ảnh hưởng nhiều đến giọng nói và phát âm.

– Tăng nguy cơ mắc bệnh lý về răng miệng

Răng móm cũng khiến vệ sinh răng miệng khó khăn, không làm sạch mảng bám trên bề mặt răng, vi khuẩn tích tụ lâu ngày sẽ dẫn đến mắc các bệnh lý về răng miệng hoặc các bệnh liên quan đến: dạ dày, tim mạch, khớp thái dương hàm.

Một số người bị móm ở mức độ nhẹ thường chủ quan, không quan tâm tìm cách khắc phục. Khi móm kèm thêm mất răng  sau một thời gian răng bị xô lệch khiến cho mặt bị méo sang một bên trông rất mất thẩm mỹ.

Vì thế, dù bị móm ở mức độ nào, bạn cũng nên tìm cách khắc phục, để hạn chế những nguy cơ có thể gặp phải bằng cách hãy lựa chọn phòng khám nha khoa uy tín để được tư vấn phương pháp điều trị khớp cắn ngược phù hợp.

Bị móm có nên niềng răng không?

Hiện nay, niềng răng được xem là phương pháp chỉnh nha an toàn và hiệu quả nhất để điều trị răng móm. Các khí cụ sẽ giúp răng dịch chuyển đều trên cung hàm theo như phác đồ điều trị và cải thiện hoàn toàn trình trạng móm cũng như lệch mặt c=do khớp cắn ngược gây ra. 

Răng móm (khớp cắn ngược) có nhiều phương pháp điều trị tùy thuộc vào từng nguyên nhân.

– Móm do răng

Niềng răng là cách phổ biến nhất để khắc phục tình trạng móm do răng. Vì bản chất của tình trạng khớp cắn ngược do hàm dưới phát triển bị chìa ra ngoài nhiều so với răng hàm trên. Khi niềng răng, mắc cài được gắn trực tiếp vào răng giúp giữ dây cung và di chuyển răng về đúng vị trí.

Bác sĩ sẽ tiến hành niềng răng bằng các vật liệu chỉnh nha chuyên dụng nhằm tác động lực lên răng, di chuyển răng đến vị trí mong muốn. Thông thường, có hai loại mắc cài chính trong chỉnh nha mà bạn có thể lựa chọn là niềng răng mắc cài và niềng răng bằng máng trong suốt.

– Móm do hàm

Hai hàm không được khít với nhau do khung xương hàm dưới phát triển mạnh hơn, vì vậy trong trường hợp này là phẫu thuật hàm sẽ là phương pháp tối ưu hơn.

Tuy nhiên, phương pháp này yêu cầu người bị khớp cắn ngược phải trong độ tuổi từ 18 tuổi trở lên. Khi đó, xương hàm ổn định hoàn toàn, không còn phát triển nữa thì phẫu thuật sẽ cải thiện được.

– Móm do răng và xương hàm

Tình trạng này bao gồm cả khớp cắn do xương và răng nên phương pháp để điều trị cũng sẽ là cả niềng răng và phẫu thuật. Trước tiên sẽ là phẫu thuật khung xương hàm. Cụ thể, bác sĩ sẽ cắt đi một phần xương hàm dưới, đẩy lùi ra phía sau và cố định vào vị trí cân đối với hàm trên,. Sau giai đoạn này là khoảng thời gian hồi phục và tiến hành niềng răng.

Ngoài ra, để phòng ngừa tình trạng khớp cắn ngược cho trẻ từ sớm thì cha mẹ nên đưa con thăm khám tổng thể, bao gồm khám răng từ nhỏ để căn chỉnh, nắn răng sớm nhất.

Niềng răng móm không chỉ cải thiện vẻ đẹp mà còn phục hồi chức năng ăn nhai, đảm bảo sức khỏe. Tuy nhiên, niềng răng là cả một hành trình dài đầy khó khăn. Hãy tìm cho mình một nha khoa uy tín để có thể an tâm gửi gắm niềm tin cũng như sức khỏe của mình.

Tại Nha khoa Thùy Anh, dựa trên phản hồi và những đánh giá tích cực, chung tôi tự hào là một nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ chỉnh nha chuyên sâu, có kinh nghiệm lâu năm để có thể dễ dàng đưa ra phác đồ điều trị được cá nhân hóa, ứng dụng đầy đủ các công nghệ y khoa trên thế giới vào thăm khám và điều trị đáp ứng được đủ tiêu chí về kỹ thuật thực hiện, cơ sở sở vật chất và công nghệ hiện đại.

Qua bài viết trên, đã trả lời cho câu hỏi Bị móm có nên niềng răng hay không? Nếu bạn còn điều gì thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải quyết một cách sớm nhất. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Facebook Chat