Các dạng khớp cắn không chuẩn và cách khắc phục

Tình trạng sai lệch khớp cắn không chỉ gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ của gương mặt mà còn ảnh hưởng lớn tới chức năng ăn nhai của hàm đó. Vậy có những dạng khớp cắn không chuẩn nào? Mời các bạn tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây. 

Nguyên nhân gây sai lệch khớp cắn 

Các dạng sai lệch khớp cắn

Sai lệch khớp cắn là tình trạng hàm trên và hàm dưới bị sai lệch tương quan về tỉ lệ cân xứng và diện tích tiếp xúc giữa 2 hàm khi nhai, nghỉ. Có nhiều nguyên nhân gây sai khớp cắn trong đó 70% là do di truyền, ngoài ra những bất thường khi thay răng cũng dẫn tới sai khớp cắn. Cụ thể trẻ thay răng, nếu răng sữa mất quá sớm khi răng vĩnh viễn chưa mọc thì sẽ dẫn tới tình trạng sai khớp cắn khi mọc răng mới. Bên cạnh đó những thói quen xấu như mút tay, đẩy lưỡi, ngậm ti giả trong thời gian dài cũng sẽ dẫn tới sai lệch khớp cắn. 

Các dạng khớp cắn không chuẩn thường gặp

Tình trạng sai khớp cắn cần được chữa trị kịp thời, nhưng trước tiên bạn phải nắm rõ được các dạng khớp cắn không chuẩn phổ biến. 

  • Răng mọc chen chúc

Đây là dạng sai lệch khớp cắn thường gặp, răng mọc chen chúc trên cung hàm, không theo thứ tự nào do cung hàm hẹp, không đủ khoảng để răng mọc. 

  • Răng mọc lệch

Tình trạng này thường gặp ở răng cửa hàm trên, răng mọc lệch ra khỏi hướng thẳng đứng và lệch hẳn so với răng hàm dưới. Khi các răng cửa của 2 hàm không thẳng nhau gây sai lệch khớp cắn. 

  • Răng thưa

Răng thưa thể hiện tình trạng số lượng răng quá ít so với không gian hàm, tạo khoảng trống giữa các răng trên cung hàm. Nguyên nhân là do ngầm răng mọc cách xa nhau hay tỉ lệ giữa các răng không hợp lý. 

  • Răng hô, vẩu

Răng hô, vẩu là tình trạng răng mọc chìa ra bên ngoài so với tổng thể hàm răng, thường xảy ra ở hàm trên. Răng hô thường do răng mọc lệch, khung xương và hàm bị chìa ra ngoài hoặc do cả răng và xương hàm.

  • Răng móm (khớp cắn ngược)

Dạng sai lệch khớp cắn này xảy ra do  các răng hàm dưới mọc chìa ra ngoài, bao lên răng hàm trên. Khớp cắn ngược khiến gương mặt bị mất cân đối, ảnh hưởng tới giao tiếp, ăn nhai và khiến móm răng hàm dưới dễ bị tổn thương. 

  • Sai lệch khớp cắn – cắn hở

Nếu bạn bị khớp cắn hở thì khi cắn bạn sẽ thấy 2 hàm không thể đóng lại được, bạn có thể nhìn thấy lưỡi ngay cả khi miệng đang ở trạng thái nghỉ. 

Giải pháp nào thích hợp để trị sai lệch khớp cắn 

Hiện nay có nhiều phương pháp để khắc phục tình trạng sai lệch khớp cắn trong đó niềng răng là phương pháp kinh điển được các chuyên gia khuyên áp dụng. Niềng răng giúp sắp đều các răng về đúng vị trí trên cung hàm, căn chỉnh khớp cắn chuẩn, giúp gương mặt bạn trở nên cân đối và hài hòa hơn. Bạn sẽ được sử dụng hệ thống khí cụ có thể là mắc cài hay khay trong suốt invisalign để điều chỉnh sai lệch khớp cắn. 

Thời gian niềng răng sẽ kéo dài từ 1 – 3 năm tùy tình trạng của mỗi người. Sau niềng răng bạn sẽ có một nụ cười đẹp và khỏe mạnh. Điều quan trọng là bạn cần lựa chọn cho mình địa chỉ nha khoa uy tín và chuyên sâu về niềng răng để đảm bảo kết quả điều trị tốt nhất. 

Nha khoa Thùy Anh – hệ thống nha khoa uy tín hàng đầu và chuyên sâu về niềng răng là địa chỉ bạn có thể chọn mặt gửi vàng để thực hiện niềng răng khắc phục những vấn đề sai lệch khớp cắn. Gần 10 năm hoạt động, chúng tôi đã hoàn thiện nụ cười cho hơn 4.000 khách hàng chỉnh nha, giúp những ca khó tránh khỏi cuộc phẫu thuật phức tạp. Trước khi bắt đầu niềng răng, bạn sẽ được quét mẫu hàm để biết trước kết quả bằng máy itero 5D plus, từ đó bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị cá nhân hóa, đảm bảo kết quả tốt nhất dành cho bạn.

Hi vọng thông tin về các dạng khớp cắn không chuẩn trên sẽ hữu ích với bạn đọc, nếu gặp phải tình trạng tương tự, bạn vui lòng để lại thông tin để được tư vấn miễn phí. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Facebook Chat