Có nên niềng răng khi đang mang bầu? Nha khoa Thùy Anh

Niềng răng được biết đến là giải pháp nắn chỉnh răng an toàn và tốt nhất hiện nay, giúp khắc phục hoàn toàn các khuyết điểm của răng miệng, mang lại hàm răng đều, đẹp chuẩn khớp cắn. Tuy nhiên, có nên niềng răng khi đang mang bầu đang là băn khoăn của nhiều người. Việc niềng răng cho bà bầu có khác gì so với người bình thường hay không? Hãy cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết sau đây nhé.  

Niềng răng có ảnh hưởng đến bà bầu không và thai nhi không?

Niềng răng là kỹ thuật nắn chỉnh trong nha khoa dùng để khắc phục những khuyết điểm của răng miệng như hàm răng hô, thưa, móm, khấp khểnh, sai lệch khớp cắn…bằng cách sử dụng các khí cụ như mắc cài, dây cung để cố định hoặc khay niềng tháo lắp, nhằm tác động lực kéo để di chuyển và sắp xếp răng về đúng vị trí trên cung hàm. 

Về bản chất, niềng răng chỉ sử dụng lực kéo của khí cụ để tác động lên thân răng mà không làm ảnh hưởng đến cấu trúc răng và xương hàm, không sử dụng các loại thuốc như những điều trị nha khoa khác, không xâm lấn hay ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể nên hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.

Vậy có nên niềng răng khi đang mang bầu?

Qua những thông tin, niềng răng là phương pháp an toàn, bạn có thể niềng răng khi đang mang bầu. Tuy nhiên, quá trình niềng răng thường kéo dài từ 1.5-2 năm, trong thời gian này bạn phải thường xuyên đến nha khoa để tái khám và điều chỉnh lực siết của dây cung. Cùng với đó, việc có các khí cụ trong miệng sẽ khiến bạn khó ăn nhai và vệ sinh răng miệng, cho nên đây cũng là một yếu tố gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bà bầu và thai nhi.

Để quá trình điều trị khuyết điểm của răng diễn ra hiệu quả, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

Những lưu ý khi niềng răng cho bà bầu

Nếu đang có bầu và bạn vẫn muốn niềng răng thì việc đầu tiên cần trao đổi với bác sĩ chuyên môn, để thăm khám và đưa ra phương pháp nắn chỉnh răng phù hợp nhất.

Bên cạnh đó, giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ là khoảng thời gian nhạy cảm, bạn phải đặc biệt lưu ý những điều sau để có thể niềng răng an toàn.

Trong thời gian đầu mang thai, bạn nên thông báo cho bác sĩ chỉnh nha biết tình trạng mang thai của mình để bác sĩ xem xét đưa ra các chỉ định chụp X-quang, gắn khí cụ nắn chỉnh, nhổ răng sao cho phù hợp nhất.  

Lưu ý: 

– Trong trường hợp tình trạng sức khỏe của mẹ bầu không ổn định, thường xuyên ốm nghén, sự phát triển của phôi thai không ổn định… bác sĩ chỉnh nha có thể xem xét và tạm dừng điều trị hoặc giảm lực siết của dây cung hoặc thậm chí là tháo bớt mắc cài để thai phụ thoải mái, ăn nhai tốt hơn và điều dưỡng sức khỏe.

– Trong trường hợp sức khỏe cả mẹ và bé đều khỏe mạnh, được bác sĩ cho phép thì mẹ bầu vẫn có thể chỉnh nha bình thường. Tuy nhiên để đảm bảo niềng răng an toàn, bác sĩ sẽ cân nhắc lực siết răng nhẹ nhàng hơn, lưu ý cho bạn các vấn đề về dinh dưỡng và vệ sinh răng miệng, hạn chế dùng thuốc…

– Để đảm bảo an toàn cho việc niềng răng khi đang mang bầu thì không nên chụp phim, lùi thời gian nhổ răng, tạo lực siết răng quá mạnh sau 3 tháng đầu đeo mắc cài. Vì đối với mẹ bầu thì giai đoạn này cực kỳ quan trọng, bất kỳ những vấn đề nào phát sinh cũng đều ảnh hưởng đến cơ thể của mẹ và sức khỏe của thai nhi.

Quyết định niềng răng khi đang mang bầu vẫn có thể thực hiện. Tuy nhiên, niềng răng là hành trình dài để nắn chỉnh và sắp xếp cung răng sao cho đều đẹp và có những khó khăn nhất định. Vì vậy, nếu bạn đang mang bầu mà có ý định niềng răng thì hãy cân nhắc đợi đến khi em bé được sinh ra thì hãy bắt đầu niềng răng. 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Facebook Chat