Dấu hiệu đặc thù để nhận biết tình trạng khớp cắn hở 

Khớp cắn hở là tình trạng sai lệch khớp cắn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới tính thẩm mỹ, chức năng ăn nhai và phát âm. Nắm rõ những dấu hiệu đặc thù của tình trạng khớp cắn hở để sớm tìm giải pháp khắc phục kịp thời. 

Dấu hiệu của khớp cắn hở 

Khớp cắn hở được phân thành 2 dạng: 

+ Cắn hở do răng: Dạng này liên quan tới các thói quen từ nhỏ như dùng núm vú giả, mút ngón tay, thở miệng, đẩy lưỡi gây ảnh hưởng tới quá trình mọc răng. 

+ Cắn hở do xương: Tình trạng này thường liên quan tới các yếu tố di truyền, kết hợp với thói quen xấu khiến khuyết điểm trở nên nghiêm trọng hơn. 

Việc chẩn đoán và phân loại khớp cắn hở thường hướng tới sai lệch xương trước, sau khi bác sĩ đánh giá cấu trúc xương hàm có phải là nguyên nhân gây cắn hở không thì mới xem xét tới nguyên nhân gây cắn hở là răng. Tóm lại, tình trạng cắn hở có thể do răng, do xương hoặc do cả hai. 

Khi chẩn đoán tình trạng khớp cắn hở thì ngoài việc dựa trên triệu chứng trên miệng thì bác sĩ sẽ chỉ định chụp phim X – quang, phim mặt nghiêng cephalometric để chẩn đoán khớp cắn hở. 

Các triệu chứng lâm sàng thường gặp ở bệnh nhân khớp cắn hở 

  • Cắn hở do răng

Trên  miệng:

– Tiền sử thói quen xấu ở miệng trong thời gian dài: đặc biệt thói quen mút ngón tay, đẩy lưỡi rất dễ gây ra cắn hở do răng

– Trục răng cửa nghiêng ra trước nhiều

– Xuất hiện 2 mặt phẳng cắn

– Khoảng hở giữa các răng phía trước, thường là từ răng nanh

– Tiếp xúc răng hàm phía sau bình thường

– Không xuất hiện cười hở lợi

– Hẹp hàm trên

– Cân đối 3 tầng mặt

Trên cephalometric:

– Chỉ số xương sọ, nền xương hàm bình thường

– Chiều dọc khung xương bình thường

– Mặt phẳng hàm dưới không xoay

– Mặt phẳng của khớp cắn gần như là không phân kỳ, nếu có thì chỉ ở mức độ nhẹ ở vùng răng phía trước.

  • Cắn hở do xương

Trường hợp cắn hở do xương với nguyên nhân di truyền, được tăng cường bởi thói quen xấu thì bác sĩ cần đánh giá chi tiết trên phim chụp cephalometric.

Trên miệng:

– Dạng mặt dolicho – tức là mặt dài. 

– Ở giữa răng cửa hàm trên và dưới có thể xuất hiện khoảng trống, cùng với đó là các thói quen xấu. Với trường hợp nếu răng cửa trên và dưới mọc trồi quá mức nhằm mục đích bù trừ, đóng kín khoảng hở do xương thì sẽ không xuất hiện khoảng hở giữa 2 hàm, trường hợp này cũng sẽ thường không đi kèm với các thói quen xấu ở miệng. Tuy nhiên thì tỷ lệ này sẽ ít xảy ra hơn.

– Khuynh hướng sai hình khớp cắn hạng II với hàm dưới lui sau

– Xuất hiện khấp khểnh các răng ở hàm dưới

– Xuất hiện dấu hiệu hẹp hàm trên và có thể cắn chéo các răng sau

Trên cephalometric:

– Mặt phẳng khớp cắn dốc

– Tăng kích thước tầng mặt dưới

– Rammus ngắn, nền sọ trước ngắn và dốc

– Sự mọc quá mức của các răng hàm

– Xương hàm dưới xoay xuống dưới và ra sau

– Mọc chồi quá mức của răng cửa trên và dưới

– Hình ảnh mặt phẳng cắn phân kỳ ở vị trí răng hàm lớn 

Tác hại của khớp cắn hở

Khớp cắn hở gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng ăn nhai cũng như thẩm mỹ của hàm răng, cụ thể: 

– Ăn nhai khó khăn: Do 2 hàm răng bị cắn hở nên không thể chạm vào nhau ở vị trí răng cửa gây khó khăn khi cắn xé thức ăn. Khi đó, răng hàm sẽ bị dồn áp lực ăn nhai lâu ngày dẫn tới quá tải, gây nguy hại cho hàm răng. 

– Mất thẩm mỹ: Hàm răng bị cắn hở khiến phần lợi, lưỡi bị lộ gây mất thẩm mỹ gương mặt. Đặc biệt trường hợp khớp cắn hở kèm hô càng khiến nụ cười bị mất thẩm mỹ, kém duyên. 

– Gây nên các bệnh lý nguy hiểm: Các bệnh lý liên quan tới đường hô hấp, xoang hàm, viêm khớp thái dương hàm… dễ gặp ở người bị cắn hở. 

Niềng răng trị khớp cắn hở

Khớp cắn hở hoàn toàn có thể khắc phục được bằng niềng răng hoặc phẫu thuật hàm, tùy theo tình trạng, nguyên nhân gây bệnh mà sẽ có các phương án xử lý khác nhau. Để có giải pháp điều trị tốt nhất cho tình trạng của mình, bạn nên tới các địa chỉ nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và lên phác đồ điều trị phù hợp. 


 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Facebook Chat