Hỏi đáp: Nâng khớp trong niềng răng để làm gì?

Nâng khớp cắn là một trong những kỹ thuật không thể thiếu trong quá trình niềng răng. Vậy nâng khớp cắn trong niềng răng để làm gì? Khi nào cần nâng khớp cắn trong niềng răng? Mời bạn cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây. 

Nâng khớp trong niềng răng là gì? 

Nâng khớp cắn là kỹ thuật được thực hiện cùng với việc đeo mắc cài niềng răng. Bác sĩ sẽ đặt vệt liệu tổng hợp lên răng hàm hoặc mặt sau của răng cửa, chúng được chèn vào bề mặt tiếp xúc của khớp cắn với tác dụng ngăn 2 hàm cắn lại hoàn toàn với nhau về vị trí cũ. Từ đó giải phóng hàm dưới, tránh rớt mắc cài hay giúp tạo khớp cắn mới như ý. 

Tác dụng của nâng khớp trong niềng răng

Tác dụng đầu tiên của việc nâng khớp trong niềng răng là giúp hỗ trợ răng dịch chuyển thuận lợi và nhanh chóng hơn. Thứ 2 là để giảm áp lực mà hàm dưới phải chịu do khớp cắn chéo hoặc sâu, vì trong một số trường hợp nghiêm trọng, áp lực này có thể gây hại cho mắc cài và men răng. 

Các trường hợp cần thực hiện nâng khớp trong niềng răng 

Các trường hợp cần phải thực hiện nâng khớp khi niềng răng có thể kể tới gồm: 

+ Khớp cắn chéo, bị khóa một vài răng

Ở trạng thái bình thường, tương quan giữa 2 hàm sẽ làm hàm trên nằm ngoài hàm dưới. Nếu một số răng ở hàm dưới đưa ra ngoài thì gọi là khớp cắn chéo. Với trường hợp này, khi bạn thực hiện niềng răng bác sĩ có thể tiến hành nâng khớp để giải phóng sự khóa khớp này và di chuyển răng về đúng vị trí để tạo sự tương quan đúng chuẩn giữa 2 hàm. 

Trường hợp khác là bạn bị khớp cắn ngược (răng móm) thì bác sĩ sẽ thực hiện gắn khi cụ hoặc đổ trực tiếp chất hàn lên răng hàm. Răng cửa được giải phóng vầ đauw ra bên ngoài, trả lại vẻ thẩm mỹ cho nụ cười. 

+ Khớp cắn sâu

Khớp cắn chuẩn là trăng cửa hàm trên che ⅓ răng cửa hàm dưới. Trường hợp răng cửa hàm trên che lớn hơn 3mm so với hàm dưới thì là bạn đã gặp phải tình trạng khớp cắn sâu. Đây là tình trạng thường gặp, gây ra hậu quả như răng rửa hàm dưới cắn vào lợi hàm trên gây đau nhức, khó ăn nhai, cười hở lợi, viêm khớp thái dương hàm… 

Khi bạn thực hiện niềng răng để trị khớp cắn sâu thì việc đeo mắc cài cũng khá khó chịu do mắc cài cọ xát với mặt trong của răng cửa gây kênh hoặc chấn thương khớp cắn, hay rơi mắc cài thường xuyên. Lúc này bác sĩ sẽ giúp bạn thực hiện nâng khớp để bảo vệ mắc cài và điều trị khớp cắn sâu. 

+ Trường hợp hay nghiến răng 

Niềng răng với những bạn có thói quen nghiến răng là điều trị khó khăn. Bác sĩ chỉnh nha sẽ cần tới sự hỗ trợ của bác sĩ khớp cắn như sử dụng các liệu pháp giãn cơ để trương lực các cơ nhai không siết mạnh khi ngủ. Với những trường hợp cần kéo răng bác sĩ sẽ tiến hành nâng khớp răng sau nhằm giảm áp lực cho răng trước khi nghiến, đồng thời tác động lực kéo răng cửa lùi sau. 

Những điều cần lưu ý khi nâng khớp trong niềng răng

Thời gian nâng khớp sẽ kéo dài từ 3 – 12 tháng tùy vào tình trạng sai lệch của mỗi người. Kỹ thuật này sẽ diễn ra đồng thời cùng quá trình niềng răng, và để đảm bảo hiệu quả cao bạn cần lưu ý những vấn đề sau khi nâng khớp: 

– Thứ 1: Vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau ăn để làm sạch máng và cục nâng khớp, tránh để vi khuẩn phát triển gây nên các vấn đề về răng miệng. 

– Thứ 2: Bạn nên hạn chế ăn đồ ăn quá cứng, sai để tránh vật liệu nâng khớp bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu. 

– Thứ 3: Kiểm tra bên nâng khớp cắn mỗi ngày để đảm bảo chúng luôn ở đúng vị trí. 

Trên đây là thông tin giải đáp về kỹ thuật nâng khớp cắn trong niềng răng. Khi bạn niềng răng tại nha khoa Thùy Anh, với mỗi tình trạng bác sĩ sẽ sử dụng thêm các loại khí cụ khác nhau để đảm bảo quá trình điều trị của bạn diễn ra hiệu quả nhất. Việc bạn của bạn là cần làm đúng theo chỉ định của bác sĩ để quá trình điều trị diễn ra thuận lợi nhất. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Facebook Chat