Khi nào có thể tháo niềng răng

Niềng răng là một trong những biện pháp thẩm mỹ răng giúp phục hồi các khuyết điểm của răng. Song thời gian niềng răng là bao lâu, khi nào có thể tháo niềng răng cũng là vấn đề mà nhiều người thắc mắc. Thực tế có rút ngắn được thời gian niềng răng không. Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời nhé.

Thời gian niềng răng có thể rút ngắn hay không?

Thời gian trung bình khi chỉnh nha sẽ kéo dài từ 1.5-2 năm đối với từng trường hợp sai lệch của răng. Tuy nhiên, bạn có thể rút ngắn thời gian niềng răng bằng cách tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ về việc tái khám để đảm bảo răng dịch chuyển đúng phương hướng, đúng lộ trình đã đề ra, vệ sinh răng miệng cẩn thận. Bên cạnh đó bạn cần chú ý tới chế độ ăn uống, nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh thức ăn dai cứng để giảm áp lực lên niềng răng.

Có thể sử dụng thêm các khí cụ để lực kéo diễn ra đều đặn, các phương pháp niềng răng hiện đại để thời gian niềng răng có thể rút ngắn. Tại Nha khoa Thùy Anh, chúng tôi có phác đồ điều trị cá nhân hóa, sử dụng hệ thống máy móc hiện đại, cùng với đó là đội ngũ bác sĩ chỉnh nha có kinh nghiệm chuyên sâu, sử dụng những kỹ thuật đỉnh cao cùng các khí cụ đảm bảo quá trình chinh nha đều đặn, liên tục, giúp rút ngắn thời gian điều trị.

Khi nào tháo niềng răng

Thời gian tháo niềng sẽ phụ thuộc vào bác sĩ kiểm tra và xác định khớp cắn đã chuẩn chưa, chức năng ăn nhai đã được ổn định chưa, các khuyết điểm của răng đã được cải thiện chưa.

Dựa theo chỉ dẫn của bác sĩ thời điểm thích hợp tháo niềng răng có thể sớm hoặc muộn hơn dự kiến khoảng từ 1-2 tháng. Khi tháo niềng sớm hơn phác đồ, bạn cần tuân thủ các chỉ định của bác sĩ để tránh việc răng bị chạy về vị trí cũ. 

– Nếu bạn tháo niềng sớm hơn thời điểm dự kiến thì phải tuân thủ việc đeo hàm duy trì 20h/ngày trong thời gian từ 1-6 tháng đầu để đảm bảo khớp cắn ổn định và răng không bị xô lệch.

– Hạn chế những thói quen xấu như đẩy lưỡi, nghiến răng… tránh tình trạng răng bị lệch lạc tái phát. 

– Vệ sinh răng miệng cẩn thận, chải răng 2 lần/ngày, sử dụng các dụng cụ hỗ trợ trong chăm sóc răng miệng như chỉ nha khoa, nước súc miệng để hạn chế nguy cơ mắc bệnh về răng. 

– Nên thăm khám định kỳ 6 tháng 1 lần để kiểm tra tình trạng răng sau niềng cũng như tình trạng sức khỏe răng miệng. 

– Nếu bạn thấy răng có dấu hiệu dịch chuyển, cần liên hệ sớm với nha khoa để bác sĩ có thể đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời nhất. 

Có nên tự tháo niềng tại nhà?

Tháo niềng là một trong những bước hoàn thành quy trình niềng răng. Tuy nhiên bạn không nên tự ý tháo niềng tại nhà, vì phải sử dụng các dụng cụ chuyên dụng mới có thể tháo niềng. Không những thế tự ý tháo niềng còn làm ảnh hưởng đến kết quả niềng răng.

Đôi khi, mắc cài cũng có thể tự cậy ra, nhưng chúng được gắn với răng bằng 1 loại keo rất chắc, mà không có dụng cụ chuyên dụng cũng như kỹ thuật sẽ không loại bỏ được hoàn toàn keo dính. Keo dính còn sót lại trên răng sẽ tạo điều kiện cho thức ăn, mảng bám và vi khuẩn tích tụ lại gây ố vàng, sâu răng. Nguy hiểm hơn nữa việc tự tháo niềng không đúng cách sẽ làm hỏng men răng, thậm chí tổn hại đến cấu trúc răng.

Bên cạnh đó, sau khi tháo niềng cần phải lấy dấu răng để làm hàm duy trì, tránh tình trạng răng xô lệch hay chạy về vị trí cũ, khi đấy bạn phải tốn thêm thời gian và tiền bạc để cải thiện tình trạng này đấy.

Hầu hết những người đang niềng răng đều mong ngóng đến ngày tháo niềng. Ngoài việc tuân thủ các chỉ định nghiêm ngặt của bác sĩ bạn cần có chế độ dinh dưỡng và vệ sinh răng miệng cẩn thận để rút ngắn thời gian chỉnh nha. Hy vọng qua bài viết này bạn đã có thể biết được khi nào có thể tháo niềng để chuẩn bị tâm lý một cách thoải mái nhất. Chúc bạn sớm có nụ cười như ý!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Facebook Chat