Mắc cài sứ bị vàng phải làm sao? Nha khoa Thùy Anh

Niềng răng bằng mắc cài sứ được xem là một bước tiến vượt bậc so với phương pháp niềng răng truyền thống. Đây là sự lựa chọn hàng đầu cho những ai muốn niềng răng mà không muốn cho người khác biết. Tuy nhiên, hiện nay có một số ý kiến cho rằng chất liệu mắc cài được làm từ sứ nên dễ bị vàng, không đảm bảo hiệu quả thẩm mỹ. Vậy niềng răng mắc cài sứ có bị vàng không? Mắc cài sứ bị vàng phải làm sao? 

Thông tin về mắc cài sứ

Niềng răng mắc cài sứ là một trong những phương pháp niềng răng thẩm mỹ hiện đang rất được ưa chuộng. Nhờ sử dụng mắc cài được làm hoàn toàn từ chất liệu sứ gốm sứ nung ở nhiệt độ cao, màu sắc trắng mờ tương đồng với màu răng thật, mang lại tính thẩm mỹ cao. 

Hệ thống dây cung, mắc cài và khí cụ được gắn chặt trên bề mặt răng, tạo lực kép từ từ và đều đặn giúp dịch chuyển và nắn chỉnh răng về vị trí chuẩn khớp cắn trên cung hàm. Cải thiện các khuyết điểm của răng miệng như hô, thưa, móm, lệch lạc… đem lại hàm răng đều đẹp, giúp bạn tự tin hơn khi giao tiếp.

Ngoài ra, mắc cài sứ có độ bền chắc vượt trội, an toàn và lành tính với mọi lứa tuổi

Mắc cài sứ có bị vàng không?

Nhiều người chọn niềng răng mắc cài sứ vì đây là phương pháp này có tính thẩm mỹ cao trong quá trình điều trị, nhưng vì một số nguyên nhân dưới đây khiến mắc cài sứ bị vàng trong quá trình sử dụng như: 

– Sử dụng thực phẩm có màu đậm

Những thực phẩm có màu đậm như củ dền đỏ, nghệ vàng, trà, cà phê, rượu vang… là những thực phẩm dễ bị đọng lại trên mắc cài và rất khó để làm sạch dẫn đến tình trạng mắc cài sứ bị ố vàng, gây mất thẩm mỹ khi sử dụng.

– Không vệ sinh răng miệng cẩn thận

Sau khi ăn xong, việc vệ sinh răng miệng là điều hoàn toàn cần thiết, đặc biệt với những ai đang niềng răng. Bởi vì khi niềng, có rất nhiều loại khí cụ được bác sĩ gắn lên trên bề mặt răng, cặn thức ăn thừa dễ dàng bám lại. Nếu bạn chỉ vệ sinh răng miệng như cách thông thường thì sẽ không thể làm sạch những mảng bám còn sót lại. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho mắc cài sứ bị vàng chỉ sau một thời gian ngắn. 

Không những vậy, cặn thức ăn tích tụ lâu ngày hình thành mảng bám, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng như: sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,…

– Hút thuốc lá khi niềng răng

Chất Nicotin có trong khói thuốc sẽ dần chuyển sang màu vàng nhạt khi được nhả ra, Do đó, sau một thời gian dài tiếp xúc với khói thuốc mắc cài sứ của bạn sẽ dần đổi màu. 

Hơn nữa, Nicotin và các độc tố khác có trong thuốc lá không chỉ khiến mắc cài sứ bị vàng mà nó cũng làm cho răng bị ngả màu theo. Thậm chí, hút thuốc lá còn giảm tiết nước bọt gây hôi miệng và gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe răng miệng của bạn.

– Niềng răng ở nha khoa uy tín, mắc cài sứ kém chất lượng

Bạn niềng răng ở những nha khoa không uy tín, mắc cài không rõ nguồn gốc xuất xứ, kém chất lượng thì hoàn toàn có thể xảy ra tình trạng mắc cài sứ bị ố vàng và gây ảnh hưởng xấu tới hiệu quả niềng răng cũng như làm tổn hại đến mô mềm.

 Do đó, trước khi niềng răng bằng mắc cài sứ bạn cần xem xét và lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín trên được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn và đánh giá tốt.

Mắc cài sứ bị vàng phải làm sao?

– Điều chỉnh thói quen ăn uống và vệ sinh răng miệng

Chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng hàng ngày là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến mắc cài sứ bị đổi màu. Do đó, để ngăn chặn tình trạng mắc cài sứ bị ố vàng, bạn cần điều chỉnh thói quen ăn uống khoa học, hợp lý, hạn chế tiêu thụ những thực phẩm có màu đậm, sử dụng các chất kích thích và hút thuốc lá trong quá trình điều trị. 

Bên cạnh đó bạn nên lưu ý không ăn đồ quá dai cứng, tránh làm ảnh hưởng đến hiệu quả và thời gian chỉnh nha.

Nên chú ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo răng luôn chắc khỏe trong quá trình điều trị.

– Vệ sinh răng miệng đúng cách 

Đối với người niềng răng bằng mắc cài sứ, việc chải răng thường xuyên là một việc làm vô cùng cần thiết. Nên chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng theo hướng dẫn của bác sĩ để loại bỏ vi khuẩn, giúp ngăn chặn các tác nhân khiến cho mắc cài sứ bị vàng và bảo vệ sức khỏe răng miệng.

Theo bác sĩ tại Nha khoa Thùy Anh chia sẻ, bạn nên lựa chọn loại bàn chải lông mềm, bàn chải kẽ, chỉ nha khoa và sử dụng thêm bàn chải điện, tăm nước để có thể dễ dàng loại bỏ thức ăn thừa và mảng bám hiệu quả, và đừng quên đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày và thay bàn chải 3 tháng/lần.

Dùng nước súc miệng diệt vi khuẩn

Sau khi đánh răng xong, bạn hãy sử dụng nước súc miệng có chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn để làm sạch toàn bộ khoang miệng, tránh hiện tượng hôi miệng và giúp loại bỏ mảng bám và ngăn chặn tình trạng mắc cài sứ bị vàng hiệu quả.

Không nên hút thuốc lá

Thuốc lá là một trong những nguyên gân gây ố màu men răng, và làm mắc cài sứ bị ố vàng và thuốc lá tác động không nhỏ đến sức khỏe cơ thể. Do đó, nếu muốn giữ nụ cười đẹp ngay và sức khỏe tốt bạn nên loại bỏ thói quen hút thuốc. 

Thăm khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ

Trong quá trình niềng răng bằng mắc cài sứ, bạn nên thăm khám nha khoa định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ. Để có thể kiểm tra tiến trình dịch chuyển của răng, điều chỉnh lực siết, lấy cao răng và làm sạch mắc cài sứ. Nhờ vậy, có thể hạn chế tối đa tình trạng mắc cài sứ bị vàng. 

Niềng răng không chỉ chỉnh giúp mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ mà còn cải thiện sức khỏe răng miệng một cách tốt nhất. Vì vậy, việc chọn nha khoa uy tín, hiện đại là vô cùng quan trọng, bởi nếu sai sót ngay từ khâu thăm khám, chụp phim X-quang, chẩn đoán sai tình trạng của răng, kết quả nắn chỉnh răng không đi theo phác đồ điều trị sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe răng miệng, có thể gây ra biến chứng là răng yếu dần và có thể dẫn tới tình trạng mất răng.

 Vì vậy, hãy lựa chọn nha khoa uy tín để được tư vấn về tình trạng răng miệng cũng như phương pháp niềng để mang lại hiệu quả tối ưu nhất.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Facebook Chat