Trẻ bị móm không chỉ tác động xấu đến sức khỏe răng miệng mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt của trẻ về lâu dài. Điều này khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng và mong muốn tìm giải pháp điều trị? Vậy răng móm là gì? Phương pháp điều trị như thế nào? Hãy cùng Nha khoa Thùy Anh đi tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây.
Răng móm là gì? Nhận biết tình trạng răng móm
Răng móm, miệng móm có thuật ngữ khoa học tiếng Việt là khớp cắn ngược. Đây là tình trạng hàm răng dưới bị chìa ra ngoài nhiều hơn so với hàm trên. Tình trạng này được thể hiện rõ ràng nhất mỗi khi trẻ cười. Hoặc đôi khi nhìn từ phía mặt nghiêng thì cha mẹ có thể vô tình phát hiện ra.
Lê Hoàng Minh Quân (8 tuổi) gặp tình trạng khớp cắn ngược, môi dưới đưa ra phía trước nhiều, răng cửa hàm dưới trùm lên răng cửa hàm trên. Sau khi chụp phim bác sĩ chỉ định sử dụng khí cụ đặc biệt, chưa gắn mắc cài cho trường hợp này.
Nguyên nhân nào dẫn đến móm ở trẻ em?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến móm ở trẻ, trong đó phổ biến nhất là yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình có người bị móm, thì khả năng rất cao là sẽ di truyền sang thế hệ sau. Tuy nhiên khả năng này chỉ chiếm khoảng 70%, còn lại do ảnh hưởng từ các thói quen thuở nhỏ.
Các thói quen này có thể là ngậm ti giả, mút tay, lấy lưỡi đẩy răng,.. dẫn đến sự xô lệch của các răng, dẫn đến răng móm. Các bậc phụ huynh nên chú ý và tránh cho trẻ khỏi các thói quen xấu này.
Điều trị răng móm bằng cách nào hiệu quả nhất?
Không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, những hệ lụy của răng móm gồm: Làm xô lệch răng, các bệnh lý răng miệng, gặp khó khăn khi ăn nhai, đau khớp thái dương hàm, phát âm không chuẩn…
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị móm hiệu quả cho trẻ, tùy thuộc vào mức độ bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Do vậy, khi nhận thấy răng của trẻ có vấn đề, bố mẹ nên đưa con đến các cơ sở nha khoa để được thăm khám kịp thời.
Tại Nha khoa Thùy Anh hiện nay có 2 phương pháp điều trị răng móm cho trẻ, cụ thể như sau:
Phương pháp nong hàm trên
Trong nhiều trường hợp, việc chữa móm ở trẻ rất đơn giản, chỉ cần sử dụng duy nhất khí cụ nong hàm là đủ. Nong hàm là dụng cụ được đặt vào vòm hàm trên của bé. Sau đó bác sĩ sẽ từ từ mở rộng dụng cụ theo từng giai đoạn để tăng kích cỡ hàm trên. Mục đích là đưa hàm trên tiến ra phía trước cho đúng với tương quan chuẩn của hai hàm. Thông thường trẻ sẽ phải sử dụng nong hàm trong khoảng 12 tháng. Sau đó tiếp tục đeo khí cụ duy trì kết quả để răng ổn định ở vị trí mới.
Niềng răng trị móm
Niềng răng là cách phổ biến nhất để điều trị móm ở trẻ em. Phương pháp này cũng có hiệu quả cao trong rất nhiều trường hợp. Thông qua hệ thống mắc cài và dây cung, bác sĩ sẽ tác dụng lực liên tiếp để đưa răng về vị trí chuẩn. Trong quá trình niềng răng, trẻ có thể sẽ cần sử dụng thêm một số khí cụ như thun liên hàm để căn chỉnh khớp cắn sao cho đúng nhất.
Những lợi ích khi chỉnh nha sớm cho trẻ
– Giúp trẻ có 1 hàm răng đều đẹp, đảm bảo chức năng ăn nhai, sức khỏe và cũng là tiền đề giúp trẻ tự tin hơn với một hàm răng thẩm mỹ, gương mặt cân đối.
– Chỉnh nha đúng cách và đúng thời điểm còn giúp trẻ phát âm chính xác, hoàn chỉnh hơn, hạn chế những tật như đớt, ngọng nghịu…
– Niềng răng sớm ở trẻ thường gây ít đau đớn và khó chịu, không phải nhổ răng và thời gian hoàn thiện cũng ngắn hơn
– Với bé có dấu hiệu hô, móm nếu việc chỉnh nha sớm sẽ giúp hạn chế cuộc phẫu thuật phức tạp về sau.
Mọi thắc mắc vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ với bác sĩ của chúng tôi theo địa chỉ dưới đây để được tư vấn cụ thể hơn.