Chúng ta có thể chấp nhận sống chung với nụ cười sắt, đau đớn khi niềng răng đều có thể chịu đựng được nhưng việc niềng răng bị hóp má là vấn đề khiến nhiều bạn bị stress, muốn bỏ cuộc nhất trong quá trình điều trị. Tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân gây nên tình trạng niềng răng bị hóp má
+ Quá trình niềng răng sẽ có một số sự kiện như đau do siết dây cung, nhổ răng, kéo răng. Vướng víu nhiều khí cụ, rồi khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng…
Những trở ngại trên khiến bạn lười ăn, khi bạn ăn ít đi thì các cơ nhai cũng sẽ hoạt động ít lại và cơ cắn, cơ chân bướm trong, cơ thái dương chính là nhóm cơ vận động hàm chủ lực sẽ không được tập thể dục thường xuyên và nó bị co lại, từ đó khiến gương mặt không còn tròn đầy như trước.
+ Mặt khác, nguyên tắc di chuyển răng đầu tiên là phải làm chiếc răng lung lay nhẹ, sau đó mới đẩy đến vị trí mới. Vì chiếc răng lung lay tạm thời nên bạn cũng không thể ăn nhai với lực mạnh. Đây cũng là nguyên nhân quan trọng khiến cơ nhai không được tập thể dục cường độ ổn định như trước.
+ Nhiều bạn có thói quen nhai một bên, nằm ngủ nghiêng 1 bên mà không để ý. Nó giống như việc tập gym, khi mình tập tay mà không tập chân thì nhìn đôi chân sẽ rất bé trong khi phần nửa người trên lại to bất thường. Nhai 1 bên lâu ngày có thể dẫn đến lệch mặt.
Còn một số nguyên nhân chuyên sâu nữa, tuy nhiên các bạn không cần lo lắng, đây chỉ là thay đổi tạm thời. Chắc chắn khi mới tháo mắc cài bạn sẽ có hàm răng đẹp, tuy nhiên mô mềm, môi má chưa ăn khớp lắm, khoảng 2 – 3 tháng sau tái khám lại, ăn uống đã bình thường, hay cười nên nhìn kết quả tổng thể sẽ hoàn hảo hơn.
+ Niềng răng sai cách: Việc bạn chọn sai địa chỉ nha khoa niềng răng, sử dụng vật liệu chỉnh nha không rõ nguồn gốc, phương pháp điều trị không hợp lý sẽ gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe răng miệng.
Nếu bạn sử dụng mắc cài niềng răng kém chất lượng thì khi bác sĩ điều chỉnh lực siết sẽ gây ảnh hưởng tới dây cung. Lúc này chân răng không chịu được lực tác động mạnh sẽ bị yếu dần đi và xuất hiện hiện tượng sụt ổ chân răng. Sau thời gian dài răng sẽ bị lung lay và bị gãy. Tại vị trí mất răng, má sẽ hóp lại – nguyên nhân niềng răng bị hóp má.
Cách khắc phục tình trạng niềng răng bị hóp má

– Trước tiên để hạn chế tình trạng này bạn cần lựa chọn một địa chỉ nha khoa uy tín, bác sĩ giỏi chuyên môn, đã thực hiện thành công nhiều case chỉnh nha tương tự như trường hợp của bạn. Bác sĩ giỏi sẽ giúp phòng tránh nguy cơ bị hóp má khi niềng răng.
– Đừng quên theo dõi phác đồ điều trị, hợp đồng niềng răng cũng như những cam kết của nha khoa khi bước vào hành trình niềng răng.
– Chụp ảnh, ghi chép lại sự thay đổi của hàm răng qua từng giai đoạn, trao đổi với bác sĩ về mong muốn của mình để có hướng đi đúng đắn trong giai đoạn tiếp theo.
– Tái khám đúng lịch hẹn, không bỏ lịch hẹn để giúp răng được chỉnh đúng với dữ liệu ban đầu.
– Giữ tinh thần thoải mái, cố gắng ăn đủ bữa, ngủ đủ giấc, không nên lo lắng quá… để giúp cơ thể khỏe mạnh, không bị hóp má. Hãy tin tưởng vào bác sĩ chỉnh nha và nha khoa bạn đã lựa chọn để có được một kết quả tốt đẹp nhất.
– Bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng như: vitamin và khoáng chất để cải thiện cơ mặt nếu nguyên nhân hóp má do thiếu chất dinh dưỡng.
Tình trạng niềng răng bị hóp má chỉ xảy ra ở một thời điểm nào đó và nó cũng phụ thuộc rất nhiều vào chế độ ăn uống, sinh hoạt của bạn. Hi vọng thông tin bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng này, với những bạn đang băn khoăn hãy quyết định niềng răng sớm để đẹp nhanh, chọn nha khoa uy tín để đồng hành để có được kết quả tốt nhất bạn nhé.
