Niềng răng có cần nhổ răng khôn hay không? 

Răng khôn là chiếc răng mọc cuối cùng trên cung hàm và nằm cạnh răng số 7. Chiếc răng này gây ra nhiều biến chứng răng miệng, ảnh hưởng tới cấu trúc hàm. Bởi vậy nhiều người đặt ra câu hỏi niềng răng có cần nhổ răng khôn không? Để có câu trả lời chính xác, mời bạn tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây. 

Răng khôn là răng như thế nào?

Hình ảnh răng khôn

Răng khôn là răng mọc lên trong độ tuổi 17 – 25, tức ở người trưởng thành. Lúc này xương hàm cũng đã phát triển đầy đủ nên răng khôn thường mọc lệch, mọc kẹt. Bệnh nhân thường đến khám nha sĩ vì lý do sưng đau góc hàm, dắt thức ăn và há miệng hạn chế nên ăn uống khó…

Niềng răng có cần nhổ răng khôn không?

Tùy vào tình trạng răng miệng mỗi người bác sĩ sẽ lựa chọn nhổ răng khôn khi niềng răng hay không. Trong đó có hai trường hợp chính thường được bác sĩ yêu cần nhổ răng khôn để niềng răng đạt hiệu quả cao.

  • Trường hợp 1: Chân răng khôn có dấu hiệu bị mọc lệch, khiến răng đâm vào má, đâm ngang, đâm vào răng số 7 thì nên nhổ. Răng khôn thường mọc ở người ở độ tuổi từ 17-25, nên quá trình mọc răng khôn có thể xảy ra sau khi đã niềng răng. Để không ảnh hưởng đến kết quả niềng răng nên nhổ răng khôn trước. Vì răng khôn mọc sau này có thể đâm vào răng bên cạnh khiến đẩy hàm về phía trước, phá hủy kết quả niềng răng.
  • Trường hợp 2: Một số trường hợp răng khôn được nhổ để tạo chỗ trống niềng răng, sẽ không cần phải nhổ răng số 4. Răng khôn nằm trong cùng của hàm nên khi nhổ răng khôn thì vẫn mang lại lợi ích thẩm mỹ rất lớn cho người chỉnh nha.

Vì sao nên nhổ răng khôn khi niềng răng?

Đối với những bạn niềng răng, bác sĩ chỉnh nha thường chỉ định nhổ răng khôn bởi những lý do dưới đây: 

  • Giúp tạo khoảng trống cho răng hàm di chuyển

Răng khôn chiếm diện tích khá lớn trên cung hàm. Bởi vậy việc nhổ răng khôn khi niềng răng sẽ giúp hàm răng tạo được khoảng trống, đủ để bác sĩ có thể co kéo, dàn đều răng ra tận cùng của góc hàm, từ đó giúp răng di chuyển về đúng vị trí theo mong muốn, tạo khoảng cách giữa các răng đều và đẹp hơn. 

  • Phòng tránh mắc các bệnh về răng miệng và bảo vệ sức khỏe răng miệng

Như chúng ta đã biết, răng khôn là chiếc răng nằm ở vị trí cuối cùng của răng hàm nên rất khó vệ sinh, hơn nữa chúng cũng mọc không hề khôn như cái tên của mình, ở nhiều người răng khôn có thể mọc ngầm, mọc lệch gây ảnh hưởng tới các răng bên cạnh (cụ thể là răng số 7). 

Bởi vậy, để tạo khoảng trống cho hàm răng di chuyển trên cung hàm thì bác sĩ sẽ chỉnh định nhổ răng mà răng khôn thì bắt buộc phải tiến hành nhổ bỏ. Việc nhổ răng khôn cũng giúp phòng tránh các bệnh về răng miệng, và bảo vệ răng miệng khỏi các biến chứng nguy hiểm. 

  • Bảo vệ kết quả niềng răng

Răng khôn thường hay mọc lệch lạc, rất khó kiểm soát. Trường hợp khi bạn mới đeo niềng mà răng khôn mới bắt đầu nhú thì chúng sẽ tác động lực xô đẩy răng bên cạnh khiến răng bị mọc nghiêng, gây ảnh hưởng tới cấu trúc của răng, tác động không tốt tới kết quả niềng răng. 

Nhổ răng khôn là một tiểu phẫu trong nha khoa, trường hợp không niềng răng nhưng răng mọc lệch, mọc ngầm bác sĩ cũng thường chỉ định nhổ bỏ để tránh gây biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng. Bởi vậy khi có chỉ định nhổ răng khôn để niềng răng thì bạn nên tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ nhé, vì chắc chắn bác sĩ đã có những tính toán nhất định để mang đến kết quả tốt nhất cho quá trình niềng răng của bạn. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Facebook Chat