Niềng răng có đau không? Các giai đoạn đau nhất khi niềng răng

Niềng răng là phương pháp được đánh giá rất cao về tính hiệu quả trong việc khắc phục các khuyết điểm của răng như răng hô, thưa, móm, khấp khểnh, sai lệch khớp. Tuy nhiên, vấn đề nhiều người lo ngại đó chính là niềng răng có đau không khi phải sử dụng các khí cụ cồng kềnh gắn lên răng. Để giải đáp thắc mắc này, mời bạn tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây. 

Hỏi đáp: Niềng răng có đau không?

Niềng răng có đau không?

Khi niềng răng bác sĩ sẽ sử dụng mắc cài kết hợp với dây cung để nắn chỉnh và di chuyển răng về đúng vị trí theo kế hoạch điều trị. Với câu hỏi niềng răng có đau không thì khi các khí cụ nha khoa tạo áp lực để dịch chuyển răng sẽ khiến bạn gặp phải vấn đề đau nhức. 

Bạn cũng không cần phải quá lo sợ vấn đề đau nhức khi niềng răng, vì nó cũng chỉ diễn ra trong một giai đoạn ngắn, khi bạn đã quen với sự hiện diện của mắc cài và lực kéo thì cơn đau nhức cũng dần biến mất. 

Thực chất thì cơn đau của niềng răng vẫn nằm trong ngưỡng chịu đựng của con người, không tới mức đau nhức quá kinh khủng như bạn tưởng tượng. Rất nhiều khách hàng chỉnh nha khi được hỏi “niềng răng có đau không?” thì các bạn trả lời rằng chỉ hơi đau nhức một chút thậm chí là không đau. 

Còn nếu bạn gặp tình trạng đau nhức kinh khủng thì bạn cần xem xét lại địa chỉ bạn đang thực hiện niềng răng. Nếu một đơn vị nha khoa không trang bị máy móc thiết bị hiện đại, không có đội ngũ bác sĩ chỉnh nha kinh nghiệm chuyên sâu thì sẽ khiến bạn gặp tình trạng đau nhức nặng khi niềng răng đó. 

Giai đoạn đau nhất của niềng răng bạn cần cố gắng vượt qua 

Gắn mắc cài niềng răng, tùy theo kế hoạch mà bác sĩ sẽ gắn 2 hàm hoặc 1 hàm trước, nhổ răng trước hoặc sau gắn mắc cài.

Khi lựa chọn niềng răng, bạn phải xác định sẵn tâm lý là sẽ có những lúc bị đau nhức, khó chịu. Vượt qua được các giai đoạn dưới đây bạn sẽ hái được trái ngọt khi niềng răng, dưới đây là các giai đoạn đau nhất khi niềng răng bạn sẽ phải đối mặt:  

  • Giai đoạn 1: Điều trị tổng quát

Trước khi bước vào quá trình chỉnh nha kéo dài bạn cần có 1 hàm răng khỏe mạnh, không gặp các vấn đề như sâu răng hay viêm lợi. Sâu răng sẽ được bác sĩ điều trị dứt điểm, có thể hàn trám các vị trí sâu.  Điều trị viêm lợi nếu có để hàm răng, nuớu khỏe mạnh trước khi gắn mắc cài.

  • Giai đoạn 2: Đặt chun tách kẽ

Chun tách kẽ sẽ được đặt vào giữa kẽ các răng hàm, có độ dày khoảng 2 mm có vai trò tách các răng, tạo điều kiện để di chuyển răng sau này. Quá trình đặt chun tương đối khó chịu, bạn sẽ có cảm giác ê nhức, vướng như việc bạn bị dắt thức ăn vào kẽ răng. Nhiều khách hàng có chia sẻ quá trình đặt chun là giai đoạn khó chịu nhất khi chỉnh nha. Nhưng bạn cũng không cần lo lắng quá, cảm giác này chỉ kéo dài vài ngày sau đó kết thúc.

  • Giai đoạn 3: Gắn mắc cài và dây cung

Gắn mắc cài thì hoàn toàn không đau, chỉ hơi có cảm giác vướng khi môi má bị đẩy ra hơn so với bình thường. Trong khoảng 1 đến 2 tuần đầu vùng môi má có thể bị cọ sát, vướng víu và cộm do chưa quen. Nhưng ngay lập tức cơ thể bạn sẽ có cơ chế thích nghi và chỉ sau 1, 2 tuần bạn sẽ không cảm thấy khó chịu với mắc cài nữa.

  • Giai đoạn 4: Nhổ răng (nếu có)

Với các bạn có chỉ định nhổ răng số 4 hoặc răng khôn để tạo khoảng trống sắp đều răng hoặc giảm hô, móm… thì có thể bị đau sau khi nhổ răng về nhà và hết thuốc tê. Tuy nhiên trải nghiệm này cũng không quá đáng sợ vì hiện nay thuốc gây tê, thuốc giảm đau rất tốt bạn sẽ không bị đau nhiều.

  • Giai đoạn 5: Di chuyển răng

Quá trình chỉnh nha bác sĩ sẽ cần thăm khám khoảng 4 đến 6 tuần 1 lần để kiểm tra răng, thay dây cung và có thể tăng lực di chuyển răng. Vì vậy bạn có thể cảm thấy hơi ê buốt, căng tức sau mỗi lần thăm khám với nha sĩ.

Trên đây là thông tin giải đáp thắc mắc niềng răng có đau không. Để có được kết quả tốt nhất cũng như trải nghiệm nhẹ nhàng hơn khi niềng răng, bạn hãy đặt niềm tin vào địa chỉ niềng răng nha khoa Thùy Anh nhé – đơn vị hàng đầu và chuyên sâu về niềng răng, thực hiện thành công hơn 7.000 case niềng răng, 100% khách hàng hài lòng về quá trình điều trị, chăm sóc cũng như kết quả sau niềng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Facebook Chat