Niềng răng có đi nghĩa vụ quân sự hay không? Nha khoa Thùy Anh

Niềng răng là giải pháp khắc phục những khuyết điểm của răng miệng tốt nhất, đang được nhiều người lựa chọn để cải thiện thẩm mỹ nụ cười và chức năng ăn nhai của răng miệng. Tuy nhiên, nhận giấy gọi nhập ngũ khi đang niềng răng khiến nhiều bạn trẻ lo lắng việc niềng răng có gây trở ngại cho việc thực hiện nghĩa vụ quân sự hay không? Vậy niềng răng có đi nghĩa vụ quân sự hay không?

Niềng răng là gì?

Niềng răng là phương pháp sử dụng hệ thống khí cụ dây cung, mắc cài hay khay niềng trong suốt để dịch chuyển, nắn chỉnh và sắp xếp răng về đúng vị trí trên cung hàm, khắc phục hoàn toàn những khuyết điểm của răng như răng sai lệch khớp cắn răng hô, móm, răng khấp khểnh lệch lạc… mang lại hàm răng đều đẹp, chuẩn khớp cắn. 

Niềng răng có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không?

Niềng răng là một hành trình dài thường kéo dài từ 1.5-2 năm, và cần những chế độ chăm sóc răng miệng đặc biệt để mang lại kết quả điều trị tốt nhất. 

Trong quá trình niềng răng, có sự tác động của khí cụ làm răng dịch chuyển vì vậy răng có thể hơi yếu và hơi lung lay một chút. Tuy nhiên, khi kết thúc quá trình niềng răng, lợi và mô nha chu sẽ tái cấu trúc. Răng di chuyển được là nhờ 2 quá trình tiêu và tạo xương diễn ra song song. Vì vậy, khi răng được cố định ở vị trí mới một thời gian sẽ chắc chắn trở lại.

Nhưng bên cạnh đó, niềng răng cũng sẽ khiến răng bị yếu đi, ảnh hưởng đến sức khỏe nếu: 

– Chuyên môn của bác sĩ không tốt

Bác sĩ không có chuyên môn, kinh nghiệm lên phác đồ điều trị chi tiết, rõ ràng, sai thao tác thực hiện, điều chỉnh khí cụ với một lực kéo quá mạnh, có thể làm răng của bạn yếu đi, nguy cơ mất răng là rất cao.

– Có bệnh lý về răng miệng

Các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,…nếu không được điều trị dứt điểm sẽ làm cho chân răng bị tổn thương, lợi tụt. Kết thúc quá rình niềng răng sẽ không mang lại hiệu quả mà còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, làm răng yếu và nhạy cảm hơn.

Vì vậy, khi niềng răng sai cách khiến răng miệng bị yếu, chức năng ăn nhai của răng miệng sẽ suy giảm đáng kể. Thức ăn sẽ không được nghiền nát trước khi đưa xuống dạ dày, gây đau dạ dày, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Niềng răng có đi nghĩa vụ quân sự hay không?

Theo quy định trong Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, niềng răng không liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ quân sự. Niềng răng là một quyết định cá nhân của mỗi người và không thuộc danh sách được hoãn hay miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Vậy nên, nếu chỉ đơn thuần là niềng răng thẩm mỹ, bạn hoàn toàn có thể an tâm nhập ngũ mà không cần phải lo lắng bất kỳ điều gì.

Tuy nhiên, theo phụ lục 1 ban hành kèm theo trong Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, một số bệnh về răng hàm mặt có thể được xem xét trước khi gọi nhập ngũ và có thể bị hạn chế phục vụ ở một số quân, binh chủng như:

– Có 6 hoặc 7 răng sâu độ 3 trở lên.

– Mất 5 – 7 răng, trong đó có trên 3 răng hàm lớn hoặc răng cửa, sức nhai giảm còn 50% trở lên.

– Mất trên 7 răng, trong đó có trên 3 răng hàm lớn hoặc răng cửa, sức nhai còn dưới 50%.

– Viêm quanh răng từ 6 đến 11 răng trở lên, răng bị lung lay độ 2 – 3 – 4.

– Viêm quanh răng từ 12 răng trở lên.

– 5 – 6 răng bị viêm tủy, tủy hoại tử hoặc viêm quanh cuống răng

– Có trên 6 răng bị viêm tủy, tủy hoại tử hoặc viêm quanh cuống răng.

– Viêm loét mạn tính, đã điều trị nhiều lần nhưng không khỏi.

– Viêm tuyến nước bọt dưới hàm gồm: viêm cấp, viêm mạn, xơ hóa chưa ổn định hoặc sỏi ống Wharton.

– Viêm khớp thái dương hàm

– Khe hở môi 1 bên hay toàn bộ, hoặc khe hở môi không toàn bộ 2 bên mà chưa phẫu thuật.

– Khe hở môi toàn bộ 2 bên

– Khe hở vòm toàn bộ, khe hở môi kèm khe hở vòm

– U lành đã phẫu thuật ổn định nhưng có biến dạng vùng mặt (u men, u xương xơ, u máu, u bạch mạch,…)

Nếu bạn không gặp những trường hợp kể trên, niềng răng phục vụ mục đích thẩm mỹ thì bạn hoàn toàn có thể thực hiện nghĩa vụ quân sự khi đang niềng răng. Tuy nhiên, trong quá trình niềng răng sẽ gây khó khăn trong việc ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng, nếu không đảm bảo được dinh dưỡng, vệ sinh và tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều trị và kết quả niềng răng sau này. 

Vì vậy, bạn đang trong quá trình niềng răng mà phải thực hiện nghĩa vụ quân sự, hãy thảo luận với bác sĩ của bạn để tìm phương án điều trị phù hợp nhất và bạn nên tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý nghĩa vụ quân sự để được tư vấn và hướng dẫn chính xác và đầy đủ nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Facebook Chat