Lỡ nuốt mắc cài niềng răng có sao không? 

Khi thực hiện quá trình chỉnh , không hiếm trường hợp lỡ nuốt mắc cài niềng răng. Điều này gây ra khá nhiều lo lắng và bất an. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này và biết cách xử lý khi gặp phải, hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.

Lỡ nuốt mắc cài niềng răng có sao không?

Nguyên nhân xảy ra tình trạng rớt mắc cài khi niềng răng

Niềng răng mắc cài là phương pháp sử dụng hệ thống mắc cài, dây cung gắn cố định trên răng để dịch chuyển răng về đúng vị trí trên cung hàm. Khi được thực hiện đúng kỹ thuật và chăm sóc đúng cách thì mắc cài sẽ bám chắc chắn trên răng. Và ngược lại, tình trạng rớt mắc cài có thể xảy ra bởi những nguyên nhân như: 

  • Vệ sinh răng miệng không đúng cách

Mắc cài được gắn trên răng bằng keo y khoa, tuy không dễ để mắc cài tuột ra khỏi nhưng nhưng nếu bạn chải răng quá mạnh, sử dụng bài chải quá cứng mỗi ngày thì lâu dần sẽ khiến mắc cài bị lung lay và cuối cùng là rớt khỏi khung niềng. 

  • Ăn uống sai cách

Nếu bạn sử dụng các loại thực phẩm quá cứng, dai hoặc nóng thì quá nóng và quá dai thì mắc cài rất dễ bị bung tuột, và đây cũng là nguyên nhân chính khiến bạn nuốt phải mắc cài. Vì quá trình ăn uống lẫn thức ăn với mắc cài nên bạn khó phát hiện ra. 

  • Va đập mạnh

Đây cũng là nguyên nhân khiến mắc cài bị rơi ra ngoài khung niềng, việc va đập mạnh còn khiến mắc cài gây tổn thương môi má. 

  • Sử dụng mắc cài kém chất chất lượng

Hiện nay, có nhiều địa chỉ nha khoa quảng cáo niềng răng giá rẻ, chi phí chưa tới 10tr cho quá trình điều trị. Niềng răng tại các địa chỉ này chất lượng khí cụ thường không đảm bảo, vật liệu kém chất lượng khả năng bám dính không cao, lực kéo tác động cũng không tốt nên việc rơi mắc cài là điều hiển nhiên. 

  • Gắn mắc cài không chắc chắn

Nguyên nhân này là do bác sĩ chỉnh nha có trình độ chuyên môn kém, gắn mắc cài sai cách khiến mắc cài không được gắn chắc chắn trên răng. 

Vậy nuốt phải mắc cài có sao không?

Đầu tiên chúng ta phải nhắc tới việc rơi mắc cài sẽ gây ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai và khả năng dịch chuyên răng. Tuy nhiên đây cũng chỉ là ảnh hưởng nhẹ nhất, bạn sẽ cần tốn thêm thời gian, công sức đến nha khoa gắn lại mắc cài, thậm trí là chi phí gắn mắc cài đã mất. 

Thứ hai là việc nuốt mắc cài có thể gây viêm nhiễm, vì khi trôi xuống cùng thức ăn, trên đường đi mắc cài có thể bị va quẹt vào họng gây xước, rách cổ họng. Khi cổ họng bị tổn thương sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm. 

Cuối cùng là làm tổn thương dạ dày , đây là ảnh hưởng nặng nề nhất của việc nuốt phải mắc cài. Mắc cài là dị vật cứng khi vào trong ổ bụng dạ dày sẽ sẽ không thể tiêu hóa được, mắc cài nằm trong dạ dày gây đau nhức. 

Vậy rơi, nuốt mắc cài phải làm sao?

 

Bước 1: Không nên hoảng hốt

Khi nỡ nuốt phải mắc cài bạn cần bình tĩnh, không nên quá lo lắng vì nó khiến bạn không thể tập trung giải quyết được vấn đề. 

Bước 2: Kiểm tra lại mắc cài, dây cung

Bạn kiểm tra lại hệ thống mắc cài trên răng để nắm rõ được số lượng mắc cài bạn đã đưa vào dạ dày cùng thức ăn. 

Bước 3: Đến bệnh viện gần nhất để loại bỏ dị vật

Tại bệnh viện, các bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm hoặc nội soi ổ bụng để chắc chắn được vị trí của mắc cài và bác sĩ ở đó sẽ giúp bạn loại bỏ mắc cài ra khỏi bụng.

Bước 4: Để nha khoa để gắn lại mắc cài 

Sau khi loại bỏ được mắc cài ra khỏi ổ bụng, điều bạn cần làm tiếp theo là đến nha khoa nơi bạn niềng răng để hẹn lịch tái khám. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra mắc cài, dây cung của bạn lại và tiến hành gắn lại mắc cài cho bạn.

Trên đây là thông tin giải đáp thắc mắc niềng răng nuốt phải mắc cài có sao không. Vấn đề này có thể phòng tránh bằng cách ăn uống theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, lựa chọn các địa chỉ nha khoa uy tín với bác sĩ trình độ chuyên môn cao để niềng răng bạn nhé. 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Facebook Chat