Quên đeo hàm duy trì có sao không? Nha khoa Thùy Anh

Kết thúc quá trình chỉnh nha, sau khi các răng sai lệch khớp cắn đã được nắn chỉnh và sắp xếp về đúng vị trí trên cung hàm. Bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn đeo hàm duy trì để răng và xương hàm thích ứng với điều kiện ăn nhai mới, hạn chế răng dịch chuyển về vị trí cũ và duy trì kết quả chỉnh nha. Vậy quên đeo hàm duy trì có sao không?

Vai trò của hàm duy trì sau niềng răng

Hàm duy trì là một khí cụ quan trọng đối với quá trình chỉnh nha. Dù hàm duy trì không trực tiếp tham gia vào quá trình dịch chuyển của răng nhưng có tác dụng bảo lưu và duy trì kết quả của hệ thống khí cụ chỉnh nha mang lại. 

Bản chất của niềng răng là dịch chuyển răng về đúng vị trí chuẩn khớp cắn, vì vậy răng sau quá trình dịch chuyển còn nhạy cảm và yếu hơn bình thường và răng vẫn còn chưa ổn định chắc chắn trong xương ổ răng. Cùng với đó, khi ăn uống khớp cắn phải hoạt động nhiều, vì vậy răng dễ có xu hướng dịch chuyển về vị trí ban đầu. 

Hàm duy trì là khí cụ giúp hỗ trợ cho người niềng răng sau khi kết thúc quá trình chỉnh nha, có tác dụng giúp cho răng ổn định, không dịch chuyển, duy trì kết quả niềng răng. 

Với bất kỳ biện pháp trong nha khoa nào, khi kết thúc quá trình điều trị bạn cần phải có chế độ chăm sóc và vệ sinh răng miệng, đảm bảo duy trì được hiệu quả. Và cần đeo hàm duy trì đúng cách, đúng thời gian cũng là một trong những chế độ chăm sóc răng để có kết quả chỉnh nha lâu dài và hiệu quả.

Hàm duy trì có mấy loại?

Hàm duy trì là một loại khí cụ dùng để ổn định răng sau niềng giúp răng không dịch chuyển lại vị trí cũ. 

Bên cạnh đó, sau khi tháo niềng mô nướu và mô nha chu cần thời gian để tổ chức lại cấu trúc. Do đó, hàm duy trì giữ răng ổn định ngay tại thời điểm tháo niềng, giúp duy trì kết quả nắn chỉnh răng tốt nhất.

Có 2 loại hàm duy trì phổ biến đó là: hàm duy trì cố định và dạng hàm duy trì tháo lắp. 

Hàm duy trì cố định

Là phương pháp dùng dây duy trì đa phần được chế tạo từ chất liệu thép không gỉ, có dạng thẳng hoặc xoắn với nhiều kích thước khác nhau, được gắn cố định vào mặt bên trong của răng bằng vật liệu Composite chuyên dụng.

Loại hàm duy trì cố định khá phổ biến, tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng áp dụng được vì nó phụ thuộc vào khớp cắn của từng người. 

Tuy nhiên, bên cạnh đó hàm duy trì cố định được gắn vào mặt trong của răng gây ra cảm giác vướng víu, khó chịu. Vụn thức ăn dễ bị mắc kẹt, hình thành mảng bám nên cần vệ sinh răng miệng kỹ càng.

Hàm duy trì tháo lắp

Hàm duy trì tháo lắp được bằng khay nhựa trong suốt, hoặc hàm kim loại dễ dàng tháo lắp để ăn uống và vệ sinh răng miệng. 

– Hàm duy trì tháo lắp kim loại

Hàm được làm bằng kim loại chuyên dụng, an toàn đối với sức khỏe. Được sử dụng nhiều bởi độ chắc chắn của kết cấu hàm với dây kim loại giúp giữ răng đúng vị trí hiệu quả. 

Hàm duy trì tháo lắp kim loại rất thích hợp sử dụng cho các case niềng răng phải nhổ răng.

– Hàm duy trì tháo lắp trong suốt

Hàm duy trì được thiết kế dựa trên mẫu hàm của mỗi khách hàng sau khi kết thúc quá trình chỉnh nha, được làm bằng nhựa trong suốt, mang lại tính thẩm mỹ cao. Hàm duy trì có cấu tạo tương tự với khay niềng răng vô hình nhưng chỉ giúp duy trì và ổn định răng ở vị trí mới chứ không tạo lực dịch chuyển răng. 

Tuy nhiên, khi sử dụng hàm duy trì tháo lắp bạn phải có tính kỷ luật cao, tuân thủ thời gian đeo hàm tháo lắp theo chỉ định của bác sĩ, đồng thời tránh việc thường xuyên tháo ra lắp vào trong quá trình sử dụng, tránh làm gãy hàm, ảnh hưởng xấu đến sự ổn định của răng.

Quên đeo hàm duy trì có sao không?

Nếu quên quên đeo hàm duy trì sau khi tháo mắc cài, khi răng chưa thực sự ổn định chắc chắn ở vị trí mới, xương và nướu chưa kịp làm quen với sự thay đổi vì vậy, trong quá trình ăn nhai và sinh hoạt răng sẽ xô lệch, phá vỡ sự đồng đều của kết quả chỉnh nha, thậm chí răng còn sai lệch khớp cắn hơn trước.

Những lưu ý khi đeo hàm duy trì

– Đối với hàm duy trì tháo lắp, phải đảm bảo thời gian đeo hàm 20 tiếng mỗi ngày, và giảm bớt thời gian đeo theo chỉ định của bác sĩ.

– Chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng hợp lý, tránh mắc các bệnh lý về răng miệng sau khi kết thúc quá trình niềng.

– Hạn chế ăn thức ăn dai cứng trong những ngày đầu đeo hàm duy trì

– Không tự ý tháo bỏ hàm duy trì khi chưa có chỉ định của bác sĩ

Có thể nói, việc đeo hàm duy trì là bước cuối cùng, mang tính quyết định về việc hàm răng có đều đặn, chuẩn khớp cắn và việc có duy trì lâu dài hay không. Vậy nên, các bạn hãy cố gắng thêm một chút nữa để có kết quả chỉnh nha duy trì tốt nhất nhé. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Facebook Chat