Răng khểnh không phải là tình trạng hiếm gặp, có thể răng khểnh 1 bên hoặc 2 bên. Theo nhiều quan niệm thì răng khểnh mang lại nét duyên cho nụ cười và khuôn miệng. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến trái chiều về răng khểnh. Vậy răng khểnh đẹp hay xấu? Có phương pháp nào điều trị răng khểnh không?
Răng khểnh là gì?
Răng khểnh (răng nanh) nằm ở vị trí số 3 với chức năng cắn xé thức ăn, chúng có hình dạng răng xiên nhỏ và mọc chếch ra phía ngoài cung hàm.
Về bản chất, răng khểnh mọc sai lệch vị trí chuẩn trên cung hàm, đây cũng là một dạng sai lệch khớp cắn do răng có sự sắp xếp lệch lạc,
Tại sao răng lại có răng khểnh?
Răng khểnh có nhiều nguyên nhân, một trong số những nguyên nhân chính đó là:
– Yếu tố di truyền
Răng khểnh đa số là do di truyền, nếu bố mẹ có răng khểnh thì tỉ lệ di truyền sẽ là rát cao.
– Thói quen xấu của trẻ nhỏ
Một số thói quen xấu như mút ngón tay, hay đẩy lưỡi, thở bằng miệng. Tật đẩy lưỡi, mút tay, nghiến răng… khiến cho răng mới hình thành chưa ổn định và bị xô lệch thành răng khểnh.
– Tuổi mọc răng vĩnh viễn: Nếu răng sữa chưa rụng hết mà đã tới tuổi thay răng sẽ khiến răng mọc chen lấn, lệch vị trí.
Răng khểnh đẹp hay xấu?
Răng khểnh đẹp hay xấu cần được đánh giá dựa trên nhiều khía cạnh như tính thẩm mỹ, sức khỏe răng miệng.
– Xét dưới góc nhìn thẩm mỹ
Đối với những chiếc răng khểnh có kích thước cân đối, vị trí hài hòa, mức độ mọc lệch vừa phải tạo nên nét duyên, trẻ trung cho khuôn mặt.
Răng khểnh chỉ đẹp khi vị trí răng mọc tỉ lệ, kích thước hợp lý, cân so với các răng còn lại trên cung hàm cũng như cấu trúc xương hàm và khuôn miệng của mỗi người.
Còn nếu răng khểnh mà có kích thước quá lớn, răng khểnh 2 bên mọc không cần xứng với nhau hoặc mọc chìa ra ngoài quá nhiều thì sẽ khó tạo được thiện cảm cho người đối diện trong khi giao tiếp.
– Xét dưới góc nhìn nha khoa
Thực tế, răng khểnh đẹp hay xấu cũng đều thuộc dạng sai lệch khớp cắn, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng như:
+ Khó ăn nhai
Có những trường hợp răng khểnh có kích thước lớn, mọc chìa ra ngoài quá mức, không khép được miệng ở trạng thái nghỉ. Hàm bị sai khớp cắn khiến chức năng ăn nhai gặp khó khăn, tình trạng sai lệch khớp cắn lâu ngày sẽ dẫn đến viêm khớp thái dương hàm, gây đau nhức.
Bên cạnh đó, thức ăn không được nhai kỹ, nghiền nát trước khi đưa xuống dạ dày sẽ gây ra các bệnh lý về đường ruột, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
+ Dễ mắc các bệnh lý về răng miệng
Răng khểnh mọc lệch lạc, sẽ tạo thành khoảng trống với các răng liền kề, vụn thức ăn dễ bị mắc ở vị trí kẽ răng, khó vệ sinh, lâu ngày sẽ hình thành mảng bám, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây sâu răng và các bệnh lý răng miệng khác.
Chính vì vậy, hầu hết các trường hợp răng khểnh đều là tình trạng răng sai lệch khớp cắn, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng lâu dài.
Các phương pháp điều trị răng khểnh
Thực tế, răng khểnh đẹp hay xấu đối với bác sĩ nha khoa hoàn toàn không có ý nghĩa gì. Chính vì vậy, hầu hết các trường hợp răng khểnh đều được tư vấn điều trị với những phương pháp sau:
– Bọc răng sứ
Trường hợp răng khểnh của bạn ở mức độ vừa phải, không sai lệch quá nhiều bạn có thể áp dụng phương pháp bọc sứ thẩm mỹ. Bác sĩ sẽ tiến hành mài cùi răng, sau đó gắn mão sứ phục hình thân răng. Mão răng sứ có màu sắc trắng sáng tự nhiên, đồng thời cải thiện khả năng ăn nhai hiệu quả
– Niềng răng
Trường hợp răng của bạn lệch khớp cắn quá nhiều, thì biện pháp niềng răng sẽ là lựa chọn tối ưu nhất. Niềng răng sử dụng các khí cụ như dây cung, mắc cài hoặc máng niềng trong suốt để dịch chuyển và nắn chỉnh răng khểnh về đúng vị trí trên cung hàm, giúp hàm răng trở nên đều đẹp, tự nhiên và khớp cắn chuẩn hơn.
Tùy thuộc vào nhu cầu và mong muốn của bản thân, bạn có thể chọn bất kì phương pháp nào để điều trị răng khểnh. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bạn nên ưu tiên lựa chọn những nha khoa uy tín, hiện đại để thực hiện điều trị.