Sáp nha khoa là gì? Tác dụng như thế nào với người niềng răng?

Bạn đang thực hiện niềng răng mắc cài và bị đầu của mắc cài, dây cung cọ xát vào môi má gây đau nhức, khó chịu. Trong trường hợp này thì sáp nha khoa chính là vị cứu tinh của bạn, nó giúp hạn chế cơn đau nhanh chóng. Vậy sáp nha khoa là gì? Có tác dụng như thế nào với người niềng răng? Mời các bạn cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây. 

Sáp nha khoa là gì? 

Sáp nha khoa là sản phẩm có màu trắng đục, không mùi vị, được làm bằng nguyên liệu tự nhiên như mật ong nên rất an toàn với cơ thể con người. Chúng thường được đóng thành hộp nhỏ dạng que tròn, có độ dài 5cm, rất tiện lợi khi sử dụng. 

Sản phẩm này được sử dụng khi niềng răng để giúp giảm cảm giác đau, khó chịu khi hệ thống mắc cài, dây cung cọ xát vào môi, má. Tác dụng cụ thể của sáp nha khoa mời bạn cùng tìm hiểu thông tin trong phần tiếp theo của bài viết. 

Vậy tác dụng của sáp nha khoa là gì? 

Sáp chỉnh nha sở hữu rất nhiều công dụng trong suốt quá trình niềng răng. Cụ thể:

  • Giảm đau: Khi niềng răng, đặc biệt là mắc cài kim loại thì bạn sẽ có thể gặp phải tình trạng đau nhức do góc của dây cung và mức cài cọ xát môi, má. Lâu ngày nếu không điều trị thì sẽ gây tổn thương niêm mạc, sưng đau, viêm nhiễm. Sáp nha khoa khi gắn vào đầu sắc nhọn của dây cung, mắc cài sẽ giúp giảm bớt tình trạng này. 
  • Bảo vệ khoang miệng: Trong quá trình niềng răng rất khó tránh khỏi các tình huống bất ngờ. Thông thường, sau một thời gian, dây cung được siết chặt để tạo áp lực giúp răng thẳng hàng. Lúc này, các đầu sắc nhọn của dây cung có thể bị trồi ra và gây đau cho mô mềm bên trong khoang miệng. Việc dùng một miếng sáp niềng răng đơn giản có thể giúp bạn che chắn và bảo vệ vùng nướu, má và môi trong miệng một cách hiệu quả trong tình huống trên.
  • Bảo vệ mô mềm khi răng bị vỡ, mẻ: Sáp chỉnh nah được đặt lên răng bị tổn thương để bảo vệ các mô mồm trong trường hợp răng bị vỡ, mẻ. Đồng thời cũng tránh răng vỡ mẻ, sắc nhọn đâm vào mô mềm trong khoang miệng. 

Cách sử dụng sáp nha khoa 

Để sử dụng sáp nha khoa, bạn chỉ cần thực hiện theo 3 bước dưới đây: 

Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ răng niềng

Bạn cần làm sạch răng miệng của mình trước khi gắn sáp nha khoa. Làm sạch kẽ răng, mắc cài và dây cung. Sử dụng bàn chải đánh răng, máy tăm nước để vệ sinh răng miệng sạch sẽ. 

Bước 2: Xác định vị trí cần gắn sáp

Bạn kiểm ra vị trí bị đau, bị mắc cài, dây cung cọ vào môi má hoặc các vị trí khí cụ bị bong ra để tiến hành gắn sáp. 

Bước 3: Gắn sáp nha khoa

Rửa sạch tay để lấy sáp nha khoa, việc này đảm bảo tránh khuẩn không tấn công vào khoang miệng thông qua tay. Sau đó, bạn ngắn 1 lượng sáp nha khoa nhỏ bằng hạt đâu, bóp gẹp và gắn vào vị trí đã xác định trước đó. Khi sáp nha khoa dính vào bạn có thể điều chỉnh lại phần sáp sao cho thoải mái khi ngầm và sáp không bị rơi. 

Lưu ý gì khi sử dụng sáp nha khoa?

+

+ Sáp nha khoa có thể sẽ bị rơi ra khi bạn bất cẩn, nên bạn hãy luôn mang theo sáp bên mình nhé. 

+ Không nên để sáp nha khoa bám trên răng quá 2 ngày vì nó sẽ gây tích tụ mảng bám làm khởi phát sâu răng, viêm lợi và mất khoáng bề mặt men răng. 

+ Sáp nha khoa cũng bị thấm, đọng thức ăn nên nếu trong quá trình ăn nhai không quá đau đớn thì bạn hãy bỏ sáp ra ngoài nhé.  

+ Sáp nha khoa rất an toàn nên bạn hãy cứ để nó gắn vào vị trí cần thiết kể cả khi đu ngủ. Do lúc ngủ hàm của bạn không hoàn toàn đứng yên, nó vẫn sẽ nghiến, hoặc khi bạn thay đổi tư thế áp má xuống gối, chỗ bị xước sẽ gây ra cơn đau nhức rất khó chịu. Gắn sáp nha khoa vào vị trí đó cũng rất hữu ích. Tuy nhiên với trẻ nhỏ đang niềng răng thì khi ngủ phụ huynh nên tháo sáp ra vì nếu rơi vào đường thở của trẻ sẽ nguy hiểm.

+ Trước khi đánh răng, bạn có thể tháo miếng sáp ra, hoặc bạn có thể đánh răng để sáp theo bàn chải ra ngoài luôn cũng được. 

Việc sử dụng sáp nha khoa khá đơn giản và an toàn. Niềng răng là một hành trình kéo dài với nhiều khó khăn, cơn đau nhức là không thể tránh khỏi. Bạn hãy cố gắng để vượt qua và đón nhận thành quả nhé. Hi vọng thông tin bài viết sẽ hữu ích với bạn đọc, mọi thắc mắc vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ với bác sĩ của chúng tôi theo địa chỉ dưới đây để được tư vấn cụ thể hơn. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Facebook Chat