Bọc răng sứ để phương pháp giúp khắc phục tình trạng sâu, vỡ, xỉn màu một cách hiệu quả. Tuy nhiên, sau khi bọc sứ thì nhiều bạn lại có nhu cầu muốn chỉnh nha để khắc phục khuyết điểm của răng như hô, móm, sai lệch khớp cắn. Vậy nếu làm răng sứ thì có niềng răng được không? Mời bạn cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây.
Bọc răng sứ thực hiện như thế nào?
Bọc răng sứ là phương pháp phục hình thẩm mỹ cho răng, giúp khắc phục tình trạng răng mẻ, vỡ, nhiễm màu nặng,..
Bọc răng sứ là phương pháp làm răng thẩm mỹ giúp khắc phục tình trạng răng mẻ, vỡ, sâu, nhiễm màu nặng… Khi bọc răng sứ, bác sĩ sẽ tiến hành mài đi lớp men răng thật và lắp mão sứ lên trên. Răng sứ sẽ đảm bảo màu sắc và hình dang như răng thật nên rất thẩm mỹ.
Niềng răng thực hiện như thế nào?
Niềng răng là phương pháp sử dụng hệ thống dây cung, mắc cài hoặc khay trong suốt invisalign gắn lên răng giúp dịch chuyển răng, đưa răng về đúng vị trí trên cung hàm, răng sẽ đều đặn và khớp cắn chuẩn hơn.
Phương pháp này được áp dụng để khắc phục tình trạng răng hô, móm, thưa, khấp khểnh. sai lệch khớp cắn. Tùy tình trạng răng miệng cũng như nhu cầu điều trị mà bạn có thể chọn các hình thức niềng răng khác nhau như niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ, niềng răng mặt trong, niềng răng invisalign.
Tại sao sau bọc răng sứ lại phải niềng răng?
Có một số trường hợp bắt buộc phải bọc sứ để bảo vệ răng thật như răng bị sâu vỡ, nứt răng thì vẫn có thể niềng răng bình thường được vì các răng sứ trong miệng cũng chỉ mang tính cục bộ và phần lớn ở vùng răng phía sau nên việc tái lập thẩm mỹ răng cửa tương đối dễ dàng.
Trường hợp khác là những bạn bị hô, móm, khấp khểnh muốn cải thiện tính thẩm mỹ của hàm răng nhưng ban đầu muốn điều trị nhanh, sợ đau nhức, khó chịu khi niềng răng nên muốn tiến hành bọc sứ cho nhanh. Nhưng bọc răng sứ chỉ thay đổi hình thể, màu sắc của răng nhưng không thể mang lại cho một khớp cắn chuẩn và bạn đã hối hận, muốn tìm đến niềng răng?
Vậy bọc răng sứ có niềng răng được không?
Bọc răng sứ rồi vẫn có thể niềng răng được, tuy nhiên cần được điều trị bởi bác sĩ kinh nghiệm chuyên sâu. Bác sĩ sẽ dựa vào các yếu tố dưới đây để đánh giá xem trường hợp của bạn có thể thực hiện được không?
- Đầu tiên: Phần mô răng còn lại sau bọc sứ nhiều hay ít?
Khi bọc răng sứ bác sĩ sẽ tiến hành mài răng thật đi, nếu phần mô răng của bạn còn nhiều sau mài thì bạn vẫn có cơ hội niềng răng. Lúc này bác sĩ sẽ gắn mắc cài lên răng sứ và thực hiện di chuyển răng bằng cách truyền lực qua răng sứ.
Tuy nhiên, giới hạn của việc truyền lực qua răng sứ sẽ hạn chế hơn là qua răng thật. Một số trường hợp răng sứ bị bật ra trong quá trình kéo răng, sau niềng răng bạn sẽ phải thay lại toàn bộ răng sứ.
- Thứ 2: Răng sứ có được làm đúng tiêu chuẩn hay không?
Nếu răng sứ dán dính không tốt, không kín khít thì có thể bị bật ra trong quá trình kéo răng. Còn nếu răng sứ làm đảm bảo đúng tiêu chuẩn, kín khít thì sẽ giúp cho mô răng thật phía trong đủ chắc khỏe để niềng răng. Việc này cần được bác sĩ thăm khám và đánh giá trực tiếp tại vùng chân răng sứ. Trường hợp nếu có kẽ hở hay vùng răng bị sâu thì phải làm chiếc răng tốt hơn mới niềng được.
- Thứ 3: Các răng có bị cứng khớp hay không?
Nhiều bạn bị hô, móm muốn làm răng sứ thì sẽ phải lấy tủy hàng loạt, điều này sẽ gây khó khăn khi niềng răng. Với những trường hợp lấy tủy hết cả hàm, răng bị mài cụt việc niềng răng khó mà đạt được kết quả tốt nhất. Do đó, trước khi gắn mắc cài, bác sĩ sẽ thực hiện đánh giá dựa trên việc kiểm tra xem răng đã lấy tủy hay chưa chưa, tiếng kêu khi gõ răng có đanh hay không.
- Thứ 4: Giới hạn di chuyển răng theo kế hoạch?
Với những bạn gặp phải tình trạng móm, hô nặng khi đó sẽ phải kéo răng với quãng dài thì bác sĩ chỉnh nha cũng sẽ cần xem xét xem có thể thực hiện được để sau điều trị vẫn đảm bảo chân răng khỏe mạnh trong xương hàm hay không.
Sau bọc sứ cả hàm và bạn muốn niềng răng thì bạn có thể tham khảo phương pháp niềng răng invisalign. Khác với phương pháp niềng mắc cài, niềng răng invisalign sử dụng các khay nhựa trong suốt tháo ra lắp vào, do đó sẽ bảo vệ được bề mặt răng sứ, với invisalign bạn sẽ không phải làm lại răng sứ sau niềng.
Ngoài ra,, niềng với máng invisalign thì răng sứ cũng di chuyển như răng thật vì khay niềng ôm sát thân răng. Cơ chế di chuyển răng sẽ khác so với mắc cài truyền thống. Invisalign có nhược điểm là chi phí cao.
Trên đây là thông tin giải đáp thắc mắc làm răng sứ có niềng răng được không. Niềng răng và răng sứ đều là những phương pháp giúp mang lại nụ cười đẹp cho bạn, nhưng sẽ có chỉ định riêng dành cho 2 phương pháp này. Không phải trường hợp nào cũng bọc răng sứ được và niềng răng cũng vậy, để có được phương pháp điều trị tốt nhất cho tình trạng của mình bạn cần tìm tới địa chỉ nha khoa uy tín để thăm khám nhé. Mọi thắc mắc vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ với bác sĩ của chúng tôi theo địa chỉ dưới đây để được tư vấn cụ thể hơn.