Niềng răng phương pháp sử dụng hệ thống khí cụ như mắc cài, dây cung, khay niềng trong suốt để dịch chuyển và nắn chỉnh răng về đúng vị trí, chuẩn khớp cắn trên cung hàm. Tuy nhiên, để niềng răng đạt được kết quả tốt nhất, bác sĩ phải thực hiện thêm một số thủ thuật hoặc sử dụng các khí cụ, dụng cụ hỗ trợ như thun tách kẽ, gắn minivis, nong hàm…Vậy thun tách kẽ là gì? Tại sao phải đeo thun tách kẽ trong quá trình niềng răng.
Thun tách kẽ là gì?
Thun tách kẽ (có tên Tiếng anh là Orthodontic Separators), đây là một loại dụng làm bằng cao su, có hình dạng hình tròn nhỏ, độ cứng vừa phải được đặt vào giữa các kẽ răng bị hở.
Đây là khí cụ đầu tiên bạn phải sử dụng trước khi gắn mắc cài 1 tuần, thông thường bác sĩ sẽ đặt thun tách kẽ ở cạnh răng hàm số 7 khoảng 1-2 tuần. Sau đó, bác sĩ sẽ lấy thun tách kẽ ra và thay bằng 2 chiếc khâu kim loại.
Có mấy loại thun tách kẽ?
Hiện nay, gồm loại thun tách kẽ đó là: thun tách kẽ cao su và thun tách kẽ kim loại. Tuy nhiên, thun cao su phổ biến và thường được sử dụng rộng rãi hơn.
– Thun tách kẽ cao su
Được làm từ 100% vật liệu cao su nguyên chất, không qua tái chế, hoàn toàn không gây tác dụng phụ hay gây kích ứng trong môi trường khoang miệng.
Thun tách kẽ có độ dày khoảng 1mm và độ cứng vừa phải, tạo lực nhẹ giúp đẩy các răng xa nhau, khi đạt đến khoảng cách tối đa, thun tách kẽ sẽ tự rơi ra ngoài.
– Thun tách kẽ kim loại
Thun tách kẽ kim loại có hình dáng chữ L và có lớp lò xo ở bên trong, được sử dụng trong trường hợp cần tách kẽ trong thời gian dài (từ 6 tuần trở lên). Thun tách kẽ không thể tự rơi, mà phải đến nha khoa để tiến hành lấy ra.
Tại sao phải đeo thun tách kẽ trong quá trình niềng răng?
Đây là một thủ thuật phổ biến thường được sử dụng trong niềng răng, đây được xem là bước “đệm” để hỗ trợ quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi.
Trong quá trình niềng răng cần phải đeo thun tách kẽ, bởi vì thun có tác dụng tạo khoảng giữa các răng trên cung hàm, thuận lợi cho việc đặt khâu niềng răng (band) và các khí cụ như dây cung, mắc cài sau này. Từ đó, khoảng cách giữa thun tách kẽ tạo ra giúp cố định dây cung và gia tăng lực nắn chỉnh răng một cách có hiệu quả nhất.
Những trường hợp cần đeo thun tách kẽ
Đeo thun tách kẽ là thủ thuật mà phần lớn mọi người khi niềng răng đều phải sử dụng, đặc biệt là các trường hợp sau đây:
– Răng mọc khấp khểnh, lệch lạc
– Răng sát khít nhau hoặc răng chen chúc quá mức, không có khoảng trống để đặt band
Thun tách kẽ sẽ được đeo 1-12 chiếc vào cung hàm tùy vào tình trạng răng miệng của bạn.
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng phải đeo thun tách kẽ khi niềng, trường hợp bạn có phải đeo thun không hoàn toàn phụ thuộc vào quá trình thăm khám và lên phác đồ điều trị của bác sĩ.
Đeo thun tách kẽ có đau không?
Khi bác sĩ tiến hành đưa thun tách kẽ vào khe giữa 2 răng, bạn sẽ có cảm giác đau nhức, vướng víu khó chịu như khi thức ăn bị mắc vào giữa hai kẽ răng.
Tuy nhiên, cảm giác đau chỉ xuất hiện trong vài ngày đầu, khi kẽ răng dần được tách ra tạo khoảng trống bạn sẽ bớt đau nhức hơn.
Bên cạnh đó, dù gây cảm giác khó chịu nhưng thun tách kẽ không gây tổn thương đến niêm mạc, nướu và răng, cũng không lo bị kích ứng trong môi trường khoang miệng nên bạn hãy yên tâm và kiên trì trong giai đoạn này nhé.
Nhìn chung, thun tách kẽ là một loại dụng cụ rất cần thiết trong quá trình niềng răng, giúp nới rộng khoảng cách giữa các răng để việc gắn khí cụ dịch chuyển răng trở nên dễ dàng hơn. Để đảm bảo hiệu quả chỉnh nha tối đam bạn nên tuân thủ thời gian đeo thun tách kẽ cũng như vệ sinh răng miệng sạch sẽ để chun không bị đứt hoặc rớt ra ngoài. Và đừng quên lựa chọn nha khoa uy tín để đảm bảo sức khỏe khi thực hiện niềng răng bạn nhé.