Niềng răng mắc cài là phương pháp khắc phục tình trạng răng hô, thưa, móm, khấp khểnh cực kỳ hiệu quả và được áp dụng rộng rãi trong nha khoa. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể thực hiện niềng răng bằng mắc cài. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những trường hợp nên và không nên niềng răng mắc cài, mời các bạn cùng tham khảo.
Niềng răng mắc cài là như thế nào?
Niềng răng là phương pháp sử dụng các khí cụ nha khoa nhằm tạo lực tác động để dịch chuyển răng trên cung hàm, nắn chỉnh, sắp xếp lại các răng về vị trí thẩm mỹ và khớp cắn chuẩn nhất, mang lại cho bạn hàm răng đẹp, đều, phù hợp với gương mặt của bạn.
Hiện nay có 2 hình thức niềng răng mắc cài gồm:
- Niềng răng với mắc cài kim loại là việc nha sĩ sử dụng hệ thống mắc cài, dây cung bằng kim loại đính lên răng tạo lức siết kéo di chuyển các răng về đúng vị trí mong muốn trên cung hàm.
- Niềng răng mắc cài sứ về nguyên tắc cũng tương tự mắc cài kim loại, tuy nhiên mắc cài sử dụng được làm bằng chất liệu sứ và các màu sắc gần tương tự với màu sắc của răng, nên mắc cài ít bị lộ cho người niềng sự tự tin khi giao tiếp.
Chỉ định trường hợp có thể thực hiện niềng răng mắc cài
- Răng hô
Là tình trạng hàm răng đưa nhô ra phía trước. Đây là dạng sai lệch răng khá nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ và tâm lý người bệnh, gây cản trở hoạt động ăn uống, đôi khi nó còn bao gồm cả sự bất thường trong phát triển của cấu trúc xương hàm.
- Răng móm (khớp cắn ngược)
Răng móm (khớp cắn ngược) là tình trạng sai lệch về cấu trúc răng hoặc xương hàm. Tình trạng này có biểu hiện là hàm trên cụp sâu vào trong còn hàm dưới lại đưa ra ngoài.Không chỉ gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng tới cấu trúc khuôn mặt, răng móm còn gây khó khăn trong quá trình ăn uống, khiến khung xương hàm thô.
- Răng mọc khấp khểnh, chen chúc
Đây là tình trạng mô tả sự bất thường trong cách sắp xếp vị trí của răng trên cung răng khiến các răng phải chen lấn xô đẩy vào nhau để có vị trí đứng. Răng mọc lệch thường bị gây ra bởi các thói quen không tốt khi còn nhỏ, do các bệnh lý dẫn tới mất răng, có sự thay đổi trên cung răng hoặc do di truyền.
- Răng thưa
Răng thưa là tình trạng các răng trên cung hàm mọc xa nhau, tạo nên khoảng trống lớn giữa 2 răng, đôi khi tình trạng răng thưa cũng là do răng mọc không đầy đủ và đồng đều. Không chỉ ảnh hưởng tới việc ăn uống và vệ sinh răng miệng mà răng thưa còn gây sai lệch khớp cắn và ảnh hưởng tới việc phát âm.
- Sai lệch khớp cắn
Đây là tình trạng lệch tâm của răng hàm trên so với hàm dưới, hoặc do 2 hàm không khớp nhau, các răng trên cung hàm mọc lệch, không thẳng hàng.
Niềng răng là giải pháp hữu ích giúp khắc phục hoàn toàn những tình trạng trên, giúp bạn có nụ cười rạng ngời hơn. Tuy nhiên, cũng phải tùy tình trạng răng miệng của mỗi khách hàng mới có thể quyết định có niềng răng mắc cài được hay không. Nếu bạn gặp một trong những tình trạng dưới đây, thì thật đáng tiếc bạn không thể niềng răng mắc cài.
Những trường hợp không nên niềng răng mắc cài
- Răng và xương hàm quá yếu
Nếu răng và xương hàm của bạn không cứng chắc do các bệnh lý về răng như viêm nha chu… thì bác sĩ sẽ cân nhắc yêu cầu niềng răng của bạn. Bởi nếu răng và xương hàm yếu sẽ không chịu được lực siết để di chuyển răng trên cung hàm; răng rất dễ bị lung lay, nguy cơ mất răng là rất cao hoặc những đau đớn, khó chịu là rất cao…
Bởi vậy, điều kiện tiên quyết để đảm bảo một ca niềng răng mắc cài kim loại an toàn thì sức khỏe răng miệng của bạn cần ổn định nhé!
- Răng bọc sứ
Về nguyên tắc, để thực hiện bọc răng sứ thì bạn cần mài nhỏ thân răng để bọc mão sứ vào, tái tạo lại hình dáng răng. Việc mài nhỏ thần răng đồng nghĩa với việc mô răng đã bị xâm lấn, răng sẽ bị yếu dần.
Tuổi thọ trung bình của một chiếc răng sứ là từ 10 – 15 năm, tùy vào chất liệu, sau đó bạn sẽ phải tháo lớp mão sứ cũ để thay mão mới. Trường hợp sâu răng không trám được thì bạn có thể thực hiện bọc sứ còn nếu răng hô, móm, lệch lạc, thưa năng mà thực hiện bọc sứ thì sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng. Với những bạn đã bọc nhiều răng sứ thì rất khó thực hiện niềng răng vì sức khỏe răng không đủ để chịu lực siết và nắn chỉnh răng.
Lời khuyên dành cho bạn là nếu đang có ý định niềng răng nhưng đã từng bọc răng sứ thì bạn cần tới nha khoa uy tín với bác sĩ chuyên môn giỏi để xem xét chính xác nhất phương án mà mình nên thực hiện.
- Đối với trường hợp bị mất nhiều răng
Với trường hợp bị mất răng quá nhiều, các khí cụ chỉnh nha không thể đóng vùng khoảng trống bị mất răng, nên khi chỉnh nha, bác sĩ có thể tính toán một khoảng trống vừa phải để trồng Implant lấp đầy chỗ mất răng. Tuy nhiên những trường hợp mất răng và có tiền sử trồng răng giả quá nhiều thì việc kéo chỉnh răng rất khó thực hiện. Răng không đủ độ cứng chắc để chịu lực kéo và nắn chỉnh về vị trí mới.
- Người mắc các bệnh lý toàn thân
Với những người mắc các bệnh lý toàn thân như động kinh, tâm thần, tim mạch nặng, đái tháo đường, ung thư máu, máu khó đông… thì không thể niềng răng. Vì niềng răng cho người lớn cần phải nhổ răng, nếu trong trường hợp bị các vấn đề về máu khó đông thì rất nguy hiểm. Chính vì thế, giữa sức khỏe và thẩm mỹ răng miệng, thì bác sĩ vẫn ưu tiên đảm bảo sức khỏe hơn.
- Bị các dị ứng với kim loại
Niềng răng mắc cài kim loại là sử dụng hệ thống mắc cài và dây cung gắn chặt trên răng giúp di chuyển răng về đúng vị trí trên cung hàm. Những mắc cài này được làm bằng hợp kim không gỉ, thông thường sẽ rất an toàn cho cơ thể. Tuy nhiên với những người có tiền sứ bị dị ứng với các thành phần kim loại thì nên cân nhắc không sử dụng mắc cài kim loại để chỉnh nha.
Niềng răng không chỉ gắn mắc cài vào là răng có thể tự dịch chuyển theo ý muốn, nó là cả một quá trình cần sự theo sát của bác sĩ chỉnh nha có kinh nghiệm chuyên sâu. Bởi vậy việc thăm khám trực tiếp là rất quan trọng, khi khám bạn cũng cần nói rõ với nha sĩ về tình trạng sức khỏe và răng miệng của bản thân để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.
