Niềng răng có ảnh hưởng tới thần kinh không? Nha khoa Thùy Anh

Niềng răng là giải pháp nắn chỉnh răng hiện đang rất phổ biến, đây là phương pháp an toàn, không sử dụng các thủ thuật xâm lấn. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng niềng răng sử dụng lực kéo của khí cụ để dịch chuyển răng có ảnh hưởng tới các cơ quan thần kinh. Vậy niềng răng có ảnh hưởng tới thần kinh hay không? 

Niềng răng là gì?

Niềng răng là phương pháp trong nha khoa sử dụng hệ thống khí cụ dây cung, mắc cài hay khay niềng để dịch chuyển và sắp xếp răng về đúng vị trí trên cung hàm, khắc phục hoàn toàn khuyết điểm của răng miệng, mang lại hàm răng đều đẹp, khớp cắn chuẩn tương quan giữa 2 hàm.

Niềng răng có tốt không?

Khi nhắc tới niềng răng mọi người đều nghĩ sẽ mang lại hàm răng đều đẹp, giúp cải thiện thẩm mỹ nụ cười nhưng thực chất niềng răng còn mang lại nhiều lợi ích vượt trội như

– Tăng tính thẩm mỹ

Bằng cách sử dụng lực kéo của các khí cụ, răng sẽ được di chuyển và dần thay đổi vị trí trên cung hàm, giúp khắc phục hoàn toàn tình trạng hô, thưa, móm, khấp khểnh… khuôn mặt sẽ trở nên đều đẹp và cân đối hơn.

– Ăn uống dễ hơn, có lợi cho đường tiêu hóa

Ngoài chức năng thẩm mỹ, một trong những chức năng chính của răng đó là cắn xé và nghiền nát thức ăn. Việc có một hàm răng sai lệch, thức ăn không được nghiền nát trước khi đưa xuống dạ dày có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, và các bệnh lý kèm theo. Kết thúc quá trình điều trị chỉnh nha, răng sẽ đều hơn, cải thiện chức năng ăn nhai một cách đáng kể, giúp bạn ăn uống dễ hơn.  

– Vệ sinh dễ dàng , ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng

Đối với một hàm răng khấp khểnh, lệch lạc khi bạn ăn nhai, vụn thức ăn thừa có xu hướng mắc kẹt vào các kẽ răng, khó vệ sinh, lâu ngày sẽ hình thành mảng bám, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây ra các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu và nguy cơ dẫn tới mất răng sau này. Sau khi trải quá trình nắn chỉnh, răng sẽ thẳng hàng, đều đặn, khớp cắn chuẩn và việc vệ sinh răng miệng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

– Niềng răng chống mòn xương

Trong điều kiện bình thường, xương hàm chịu áp lực nhai từ các răng bên trên để kích thích sự phát triển và giữ cho xương hàm khỏe mạnh. Đối với răng khấp khểnh hoặc sai lệch khớp cắn, lực nhai tác động không đều, theo thời gian dẫn đến nguy cơ xói mòn xương và tình trạng này có thể ngăn ngừa bằng cách điều trị chỉnh nha.

Niềng răng có ảnh hưởng thần kinh không?

Niềng răng có ảnh hưởng thần kinh không là thắc mắc cũng như lo lắng của nhiều người. Thực chất, khí cụ niềng răng chỉ tác động một lực lên răng để di chuyển răng về đúng vị trí chuẩn trên cung hàm, không hề có mối liên hệ nào với thần kinh.

Lực tác động sẽ được bác sĩ chuyên môn tính toán chi tiết và lên phác đồ điều trị cụ thể để di chuyển răng theo hướng mong muốn. Lực này rất nhẹ nhàng, đều đặn và cần 1 thời gian dài răng để dịch chuyển răng từ từ.

Trên thực tế, các dây thần kinh nằm sâu bên dưới chân răng. Các khí cụ và lực kéo khi niềng răng chỉ tác dụng trên răng và xương, hầu như không tiếp xúc với thần kinh vì dây thần kinh. Vì vậy, để có thể xác định được việc niềng răng có ảnh hưởng đến một dây thần kinh nào hay không thì cần phải chụp phim X – Quang mới có thể chẩn đoán chính xác.

Tuy nhiên không thể phủ nhận niềng răng có ảnh hưởng đến thần kinh. Vì có những case niềng răng cần phải nhổ răng để tạo khoảng chỉnh nha, trường hợp bác sĩ chỉ định sai, nhổ răng sai cách gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh, gây đau nhức, khó chịu.

Ngoài ra, sau nhổ răng, kỹ thuật niềng răng của bác sĩ không tốt, bác sĩ không có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm không chỉ ảnh hưởng đến kết quả chỉnh nha mà còn khiến hàm càng trông tệ hơn nữa, sai lệch khớp cắn hơn so với tình trạng ban đầu, không đảm bảo chức năng ăn nhai, có nguy cơ gây viêm khớp thái dương hàm.

Niềng răng có làm răng yếu đi không?

Việc niềng răng sử dụng hệ thống khí cụ dây cung, mắc cài, khay niềng kéo và sắp xếp và đến định kỳ thăm khám và siết răng thì  khiến nhiều người lo lắng rằng niềng răng  làm cho răng bị yếu đi. 

Nhưng trên thực tế, việc niềng răng không làm răng bị yếu đi, ngược lại răng còn được di chuyển về đúng vị trí trên cung hàm giúp mang lại hàm răng đều đẹp và chắc khỏe. Tuy nhiên, vẫn có case niềng răng làm răng bị yếu đi. Nguyên nhân khiến răng yếu một phần là do chuyên môn kinh nghiệm của bác sĩ không cao, không có kinh nghiệm niềng, điều chỉnh lực kéo và vật liệu nha khoa không đảm bảo thì mới có thể làm yếu răng sau niềng.

Trên đây là những thông tin về niềng răng, niềng răng không làm ảnh hưởng đến dây thần kinh và cũng không làm răng bị yếu đi. Trường hợp ảnh hưởng đến thần kinh hay không phụ thuộc rất nhiều vào bác sĩ chỉnh nha có chuyên môn cao và nha khoa có trang bị đầy đủ trang thiết bị hay không. Chính vì vậy trước khi niềng bạn nên cân nhắc lựa chọn nha khoa uy tín, chất lượng, bác sĩ giàu kinh nghiệm để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng trong khi niềng và mang lại kết quả chỉnh nha hoàn hào, khuôn mặt trở nên hài hòa cân xứng hơn.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Facebook Chat