Hỏi đáp: Những khó khăn khi niềng răng là gì?

Để có một nụ cười hoàn hảo nhờ niềng răng thì chúng ta sẽ cần trải qua từ 1 – 3 năm đầy thử thách khiến nhiều người e ngại, đôi khi là không dám niềng răng. Vậy những khó khăn khi niềng răng là gì? Mời các bạn cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây. 

Những khó khăn khi niềng răng 

  • Giải quyết tâm lý cho mình và người thân

Một nụ cười mà hàm răng xuất hiện các vấn đề như lệch lạc, chen chúc, hoặc thô kệch, quyết định niềng răng có thể trở nên khá khó khăn. Có những thời điểm bạn đã dành nhiều thời gian để cân nhắc liệu có nên thực hiện quy trình niềng răng hay không.

Trong quá trình đưa ra quyết định, bạn có thể đối mặt với sự phân vân khi những người thân xung quanh khuyên bảo rằng không cần thiết phải niềng răng, và rằng việc này có thể gây yếu răng trong tương lai. Các lời khuyên như vậy có thể tạo nên sự hoang mang và thậm chí làm bạn do dự.

  • Đau nhức, khó chịu, mắc cài cọ sát môi má

Trong quá trình niềng răng, nhiều người phải đối mặt với những khó khăn ban đầu, đặc biệt là khi chịu đựng cơn đau từ chun tách kẽ và ống band. Khi chun tách kẽ được đặt vào kẽ răng, việc này có thể gây ra cảm giác ê ẩm và đau đớn, đặc biệt là khi 2 hàm chạm vào nhau. Cảm giác không thể ngậm miệng được và sự khó chịu khi ăn là điều không tránh khỏi. Đôi khi, lưỡi tìm đến những vị trí đau để đẩy, nhưng thất bại, tạo nên sự bất an và khó chịu.

Khi tiến hành ăn, việc nhai trở nên khó khăn và thậm chí chỉ cần chạm nhẹ giữa hai chun là đau rát. Những khó khăn này có thể làm cho nhiều người cảm thấy nản chí và suy nghĩ về việc từ bỏ. Mặc dù đây là giai đoạn khó khăn nhất trong quá trình niềng răng, nhưng tất cả mọi người đều có khả năng vượt qua. Hãy nhớ rằng chỉ sau một khoảng thời gian ngắn, bạn sẽ được gỡ chun và trải qua những cảm giác thoải mái hơn.

Tiếp theo là sự không thoải mái khi tiếp xúc với hệ thống mắc cài và dây cung. Ban đầu, bạn phải làm quen với hệ thống này, đặc biệt là một bộ nhai có mùi kim loại. Sau khi ăn, việc vệ sinh ngay lập tức trở thành một ưu tiên. Nếu không, bạn có thể trông kỳ cục và bẩn với thức ăn dư thừa bám đầy lỗ chỗ trên răng và mắc cài. Việc giảm tần suất ăn vặt ngoài bữa chính là không tránh khỏi để tránh tình trạng này, và nếu bạn không bổ sung năng lượng đúng cách, có thể bị sút cân.

Sau một thời gian, mắc cài tại môi và má ở một số vị trí có thể gây xước và đau. Điều này cũng là hiện tượng bình thường, nhưng yêu cầu sự chăm sóc cẩn thận. Việc sử dụng sáp nha khoa để giảm đau và xử lý những vị trí sắc nhọn là cần thiết. Đối mặt với đau và khó khăn sau mỗi lần thay dây cung là điều tất yếu, nhưng đó là một phần quan trọng trong quá trình điều trị niềng răng.

  • Trải nghiệm nhổ răng khôn

Răng khôn (răng số 8) có thể gây cản trở quá trình di chuyển của răng chỉnh nha nên sẽ cần phải nhổ bỏ. Nhiều người thường có lo lắng về đau khi phải nhổ răng, tuy nhiên, nếu quá trình nhổ được thực hiện bởi bác sĩ chuyên nghiệp, kèm theo sử dụng thuốc tê đúng liều lượng, thì không phải lo sợ điều gì cả.

  • Bỗng nhiên bị nói ngọng

Các khi cụ sử dụng khi niềng răng như nong hàm transforce để nong rộng hàm trên. Khí cụ này có thể gây ra ngọng nghịu trong giọng nói của bạn. Để nói chuyện, bạn phải cố gắng và lưỡi có thể cọ xát nhiều với khí cụ, có thể dẫn đến tình trạng chảy máu nướu. Nhưng vẫn phải tiếp tục. Phải mất hơn 1 tuần những vết thương mới lành lại và thôi chảy máu, khoảng vài tuần nữa giọng nói mới bắt đầu dễ nghe hơn.

  • Trải nghiệm nhổ răng 4

Quyết định nhổ răng số  có thể khiến nhiều người phần nào cảm thấy khó khăn, đặc biệt khi răng số 4 đang khá vững chắc và khỏe mạnh. Việc nhận thức về tác hại của quá trình này có thể khiến bạn do dự và không muốn thực hiện ngay.

Bạn có thể nhổ 2 chiếc một hoặc nhổ 4 chiếc một lần cho “đau cả thể”. Sau nhổ răng 4 sẽ là trải nghiệm…

  • Cấy mini vít kéo răng

Quá trình này đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải đối mặt với những thách thức mới. Trên thực tế, trải nghiệm cắm vít cũng là một trải nghiệm độc đáo. Việc tiêm tê chỉ một chút ít, không nhiều như khi nhổ răng, và chỉ mất khoảng một phút để bác sĩ đặt chiếc vít lên và vặn vào bằng dụng cụ chuyên dụng.

  • Mỗi lần siết răng là 1 lần đau

Hệ thống dây cung, mắc cài sẽ dịch chuyển răng bạn về đúng vị trí mong muốn, mỗi lần tới tái khám bác sĩ sẽ kéo răng của bạn. Nó sẽ khá đau trong những ngày đầu, và chu kỳ này lặp lại vài tuần 1 lần. Có lẽ đây là một trong những khó khăn lớn nhất bạn gặp phải khi niềng răng. 

  • Chi phí điều trị cũng là khó khăn khi niềng răng 

Đối tượng có nhu cầu niềng răng đa số là học sinh, sinh viên và người đi làm ở độ tuổi dưới 30. Mức chi phí niềng răng hiện nay là khá cao so với thu nhập của nhiều bạn trẻ. Bởi vậy một trong những khó khăn khi niềng răng không thể không nhắc tới đó chính là chi phí điều trị. 

Tuy nhiên bạn cũng đừng quá lo lắng vì hiện nay nhiều nha khoa đã đưa ra chính sách niềng răng trả góp. Chương trình này giúp hỗ trợ tốt nhất về mặt tài chính cho khách hàng khi niềng răng, tại nha khoa Thùy Anh bạn chỉ cần thanh toán trước 30% phí điều trị, số còn lại thanh toán dần hàng tháng, trung bình chỉ từ 1.5tr.đ/tháng. 

Khó khăn khi niềng răng là rất nhiều, nhưng khi vượt qua được bạn sẽ có thành quả rất ngọt ngào. Hàng nghìn khách hàng tại nha khoa Thùy Anh đã vượt qua được và chắc chắn bạn cũng sẽ làm được. Hi vọng thông tin bài viết sẽ hữu ích với bạn đọc. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Facebook Chat