Khí cụ Facemask hoạt động như thế nào? Nha khoa Thùy Anh

Chỉnh móm bằng hàm Facemask là điều trị khá phổ biến trong chỉnh nha. Tuy nhiên, đối với khách hàng thì đây là khí cụ khá mới mẻ. Vậy khí cụ Facemask hoạt động như thế nào và chức năng hoạt động ra sao? Mời các bạn cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây nhé. 

Khí cụ Facemask là gì? Khí cụ Facemask hoạt động như thế nào?

Khí cụ Facemask là loại hàm có chức năng đảm nhiệm vai trò kéo xương hàm trên ra trước, để hàm trên nằm ngoài hàm dưới giảm mức độ móm do xương của trẻ.

Cấu tạo của khí cụ Facemask bao gồm:

+ Phần đỡ trán: Được đặt ở phía trên lông mày từ 1 – 2 cm hoặc đặt cách đều giữa lông mày và chân tóc.

+ Phần đỡ cằm: Đặt dưới rãnh cằm, cách khoảng 7mm. 

+ Thanh đỡ chính: Đặt chính giữa mặt trẻ, và được làm từ thép không gỉ

+ Thanh ngang: Đặt ở vị trí dưới mặt phẳng cắn 2 – 3cm.

+ Chun: Được móc ngang mức răng nanh và hướng xuống dưới ra trước 1 – 1,5cm so với mặt phẳng cắn để không làm tổn thương khóe miệng của trẻ. Đồng thời, tạo lực 800 – 1500g cho cả 2 bên kéo chun.

+ Khí cụ nong khẩu cái Hydrax với mặt phẳng trượt bằng nhựa trên mặt nhai răng hàm sữa thứ nhất, thứ hai và răng hàm lớn thứ nhất hàm trên, có móc tương ứng với răng nanh để kéo chun.

Khí cụ Facemask hoạt động như thế nào?

Khí cụ Facemask chỉ được sử dụng trong một số trường hợp nhất định, trường hợp sai lệch khớp cắn hạng 3 ở trẻ. Với trẻ gặp tình trạng móm hay còn gọi là khớp cắn ngược thì hàm Facemask được xem là khí cụ hỗ trợ đắc lực khi chỉnh móm, giúp kích thích tăng trưởng xương hàm trên trong trường hợp xương kém phát triển.

Sai lệch khớp cắn hạng 3 là gì?

Sai lệch khớp cắn hạng 3 là một trong những tình trạng sai lệch khớp cắn, biểu hiện là tình trạng khớp cắn ngược hay còn gọi là móm với răng cửa trên nằm trong răng cửa dưới, ngược so với khớp cắn bình thường, kéo theo đó là tình trạng xương hàm cũng bị đưa ra trước làm khuôn mặt không cân xứng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của răng miệng. 

Các dạng sai lệch khớp cắn hạng 3

Nguyên nhân gây cắn ngược có thể do răng, do xương, hoặc kết hợp cả 2 nguyên nhân này. 

– Nguyên nhân do răng

Đây là tình trạng răng hàm dưới phát triển, chìa hẳn ra ngoài còn răng hàm trên kém phát triển. Tuy nhiên đây là tình trạng nhẹ nhất và cũng dễ khắc phục nhất

– Nguyên nhân do xương

Tình trạng xương hàm dưới phát triển quá mức, bị nhô ra ngoài so với xương hàm trên. Tuy nhiên, đối với tình trạng móm do xương,  răng hàm dưới vẫn có thể mọc thẳng, đúng vị trí. 

Một trong những yếu tố dẫn đến tình trạng móm do xương là do yếu tố di truyền từ cha mẹ. Ngoài ra, một số thói quen xấu như đẩy cằm, chống tay cũng là nguyên nhân khiến xương hàm dưới mọc nhô ra phía trước nhiều.

– Nguyên nhân do răng và xương

Đây là trường hợp nặng nhất của sai lệch khớp cắn hạng 3, do cả răng và xương hàm dưới đều gặp tình trạng sai lệch.

Những giai đoạn điều trị sai lệch khớp cắn hạng 3

Điều trị sai lệch khớp cắn hạng 3 có thể thực hiện ở 2 giai đoạn:

– Giai đoạn sớm: Trước khi trẻ kết thúc quá trình tăng trưởng bằng các khí cụ chỉnh hình chuyên dụng;

– Giai đoạn muộn: Điều trị khi trẻ đã kết thúc quá trình tăng trưởng, trong giai đoạn này chúng ta không thể can thiệp vào sự phát triển của xương hàm trên và hàm dưới, cải thiện thẩm mỹ cũng không còn được tối ưu. 

Điều trị sai lệch khớp cắn hạng 3 bằng khí cụ Facemask tại Nha khoa Thùy Anh

Dưới đây là ca điều trị sai lệch khớp cắn hạng 3 được điều trị ở giai đoạn sớm:

Bạn nhỏ khách hàng tại Nha khoa Thùy Anh sinh năm 2012 đang trong giai đoạn răng phát triển hỗn hợp, cung hàm trên hẹp, răng chen chúc, xương hàm trên lép nhẹ, xương hàm dưới dài. 

Qua quá trình thăm khám và lên phác đồ điều trị cụ thể cho trường hợp của bạn nhỏ, bác sĩ sử dụng khí cụ hàm nong nhanh có máng nâng khớp kết hợp móc đeo chun cho hàm facemask ngoài mặt. Khí cụ này có ốc nong ở giữa nối với các cánh tay đòn có gắn nâng khớp cho răng hàm. 

Trước khi lắp khí cụ Facemask, bác sĩ hướng dẫn phụ huynh kích hoạt ốc nong để có thể tự nong tại nhà hàng ngày. 

Với bệnh nhân này, tình trạng móm được biểu hiện rõ rệt qua hình ảnh trong miệng có thể dễ dàng quan sát thấy. Khi bác sĩ ướm hàm lên trên miệng, khớp cắn của bạn nhỏ đã được nâng lên, răng cửa đã không thể cắn khít vào nhau như trước. 

Trong điều trị chỉnh hình, nâng khớp được chia làm 2 loại là nâng khớp cố định và nâng khớp tháo lắp, 

Việc nâng khớp bằng khí cụ này giai đoạn đầu sẽ gặp khó khăn khi ăn nhai, tuy nhiên nâng khớp sẽ được hạ thấp, mòn dần. Bạn cũng có thể làm quen và ăn nhau sẽ trở nên tốt hơn. 

Đối với ca điều trị này bác sĩ sử dụng nâng khớp kết hợp với nong hàm, nên nâng khớp sẽ được gắn cố định bằng chất gắn vào vị trí răng hàm. Tiếp theo đó bác sĩ điều chỉnh khí cụ ngoài mặt cho phù hợp với kích thước gương mặt bạn nhỏ và cuối cùng là hướng dẫn phụ huynh tự móc ở hàm nong ra phía ngoài mặt nạ hàm Facemask.

Thời gian đeo khí cụ Facemask

Đối với khí cụ Facemask, trẻ cần đeo hàm cả ngày trừ lúc ăn và chơi thể thao, thời gian đeo được bác sĩ chỉ định sẽ là khoảng 8h/ngày, trong khi trẻ đi ngủ. Lực trung bình khi đeo khí cụ sẽ khoảng từ 350-450g, và để có những thay đổi nhất định về chỉnh hình khớp cắn, nên được đeo trong vòng 3 – 6 tháng kéo liên tục.

Hiệu quả của hàm facemask được quyết định bởi sự hợp tác của trẻ, do trẻ có thể tự đeo và tự tháo một cách dễ dàng và cha mẹ nên hướng dẫn con vệ sinh răng miệng cẩn thận, tránh ảnh hưởng đến quá trình chỉnh hình cũng như sức khỏe răng miệng sau này.

Khí cụ Facemask tuy có vẻ rườm rà phức tạp, nhưng đem lại hiệu quả bất ngờ trong việc chữa móm (khớp cắn ngược) ở trẻ nhỏ. Chỉ vài tháng đeo khí cụ, khớp cắn sẽ về đúng tiêu chuẩn, hết hoàn toàn khớp cắn ngược. Khí cụ này sử dụng tốt nhất khi trẻ còn đang ở độ tuổi phát triển xương. Càng niềng sớm hiệu quả càng cao và lâu dài.

Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về khí cụ facemask chỉnh sai lệch khớp cắn hạng 3 ở trẻ để cha mẹ có thể yên tâm hơn khi quyết định chỉnh nha cho con. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Facebook Chat