Niềng răng: Đóng khoảng sau nhổ răng bằng cách nào? 

Trong phác đồ điều trị chỉnh nha, có những trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng để mang đến kết quả hoàn hảo nhất cho nụ cười của bạn. Sau khi nhổ răng bác sĩ sẽ sử dụng các khí cụ chuyên biệt là đóng khoảng. Vậy đóng khoảng sau nhổ răng bằng cách nào? Mời các bạn tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây. 

Kỹ thuật đóng khoảng trong niềng răng 

Trong quá trình niềng răng, khi chân răng và trục răng đã tương đối đều thì bác sĩ sẽ thực hiện kỹ thuật đóng khoảng răng với mục đích dịch chuyển các răng về vị trí như tính toán. Đây là giai đoạn quan trọng nhất của quá trình niềng răng, quyết định phần lớn tới thẩm mỹ của hàm răng sau điều trị. Ở giai đoạn đóng khoảng trong niềng răng, bác sĩ sẽ thay thế dây cung bằng dây Stainless Steel để độ cứng, tăng lực siết trong quá trình chỉnh nha.

Kỹ thuật đóng khoảng trong niềng răng được thực hiện như sau:

– Kéo lùi các răng trước ra sau:Với những trường hợp răng bị hô, răng chìa ra ngoài nhiều hơn bình thường thì bác sĩ sẽ thực hiện kéo lùi các răng lại phía sau. 

– Kéo các răng sau ra trước: Áp dụng trong cho trường hợp răng móm (khớp cắn ngược), tương tự như kỹ thuật kéo lùi răng trước ra sau  nhưng ngược lại ở chỗ buộc cố định các khối răng trước và kéo từng răng sau ra trước.

– Phối hợp kéo các răng trước ra sau và kéo các răng sau ra trước: Buộc cố định đồng thời nhóm răng sau và nhóm răng trước thành từng khối. Tiến hành kéo 2 khối đóng khoảng bằng chun chuỗi hoặc lò xo.

Đóng khoảng sau nhổ răng bằng cách nào? 

Sử dụng thun chuỗi để đóng khoảng sau nhổ răng niềng răng

Khoảng nhổ răng sẽ được tận dụng để sắp đều các răng chen chúc, kéo nhóm răng trước giảm hô. Khoảng nhổ răng phải được đóng hoàn toàn khi kết thúc chỉnh nha. Có các phương pháp đóng khoảng nhổ răng sau:

  • Sử dụng minivis chỉnh nha

Trường hợp bác sĩ cần tận dụng hết khoảng nhổ răng để đưa nhóm răng cửa vào giảm hô hoặc sắp đều các răng thì minivis là một lựa chọn tối ưu nhất. Một minivis được đặt vào giữa hai chân răng phía sau có tác dụng giữ cho nhóm răng sau không di chuyển ra trước, đồng thời minivis đó cũng được dùng để mắc chun hay lò xo để kéo nhóm răng phía trước đóng kín khoảng nhổ răng.

Minivis cung cấp một neo chặn tối đa giúp việc điều trị giảm hô, móm hiệu quả. Việc sử dụng minivis sẽ không phải thiết kế hệ thống đặt lực phức tạp giúp đơn giản hóa quá trình chỉnh nha.

  • Sử dụng hệ thống móc

Có nhiều loại móc được bác sĩ sử dụng để nhằm mục đích đóng khoảng nhổ răng. Việc dùng móc thì bạn sẽ không phải cấy minivis. Tuy nhiên một số móc có thể làm bạn thấy vướng víu trong miệng và giai đoạn đầu khi chưa quen bạn có thể bị móc cọ vào niêm mạc má hoặc lợi gây khó chịu.

  • Sử dụng chun đóng khoảng

Với những khoảng còn lại nhỏ có thể được đóng lại nhờ chun kéo. Thường trong những trường hợp răng bị chen chúc nhiều sau khi sắp đều thì khoảng nhổ răng còn lại rất ít sẽ được đóng lại nhờ chun chuỗi.

Những lưu ý trong quá trình đóng khoảng trong niềng răng

Trong thời gian đóng khoảng bạn có thể gặp các vấn đề như răng bị đau nhức, lung lay nhẹ, khí cụ cọ xát khến vùng môi, má bị xước… Bởi vậy bạn hãy tham khảo các cách giảm đau cũng như để giúp quá trình đóng khoảng diễn ra nhanh hơn: 

  • Giảm đau 

– Súc miệng bằng nước muối ấm vào buổi sáng và tối, hoặc bạn có thể súc miệng khi cảm thấy quá đau nhức.

– Súc miệng bằng dầu dừa: Giúp loại bỏ các mảng bám bẩn trong răng và khử khuẩn giúp giảm thiểu sự viêm nhiễm trong khoang miệng.

– Chườm nóng/lạnh: Bằng cách này sẽ giúp bạn nhanh chóng giảm đau cục bộ.

– Sử dụng thuốc giảm đau: Nếu cơn đau nhức quá nặng, bạn hãy hỏi ý kiến của bác sĩ để được sử dụng những loại thuốc giảm đau phù hợp nhé. 

  • Chăm sóc răng miệng

Quá trình đóng khoảng, lực siết sẽ mạnh hơn bình thường, bởi vậy răng ở giai đoạn này sẽ khá yếu và nhạy cảm. Bạn cần chú ý đến quá trình vệ sinh răng miệng để tránh gặp phải tình trạng viêm nha chu, sâu răng, viêm nướu,… 

Bạn nên đánh răng bằng những bàn chải có đầu chải nhỏ, sợi lông mềm giúp vệ sinh răng một cách nhẹ nhàng và sạch sẽ. Bạn có thể sử dụng thêm các dụng cụ như bàn chải kẽ răng, chỉ nha khoa, máy tăm nước,… để hỗ trợ quá trình làm sạch răng. 

  • Chế độ ăn uống

Bạn cần đảm bảo luôn ăn uống đủ chất và đầy đủ. Hạn chế ăn các thực phẩm dai, cứng trong quá trình niềng để không bị rớt mắc cài làm ảnh hưởng đến thời gian niềng răng và đóng khoảng.

Trên đây là thông tin về những phương pháp đóng khoảng khi niềng răng, vượt qua giai đoạn này bạn sẽ sớm có được nụ cười rạng ngời. Mọi thắc mắc vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ với bác sĩ của chúng tôi theo địa chỉ dưới đây để được tư vấn cụ thể hơn. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Facebook Chat