Quá trình gắn mắc cài diễn ra như thế nào?

Gắn mắc cài được coi là bước đặt nền móng cho toàn bộ quá trình chỉnh nha. Kỹ thuật này đòi hỏi độ chính xác cao về vị trí gắn và quy trình thực hiện để có thể phát huy tối đa hiệu quả nắn chỉnh răng. Vậy Quá trình gắn mắc cài diễn ra như thế nào? Hãy cùng Nha khoa Thùy Anh tìm hiểu qua bài viết sau đây!

Gắn mắc cài niềng răng có tác dụng gì? 

Gắn mắc cài là kỹ thuật được thực hiện đầu tiên và đóng vai trò quan trọng, quyết định kết quả của quá trình niềng răng. Tùy thuộc vào các phương pháp mà bạn lựa chọn, bác sĩ sẽ sử dụng hệ thống mắc cài kim loại hoặc sứ, pha lê để gắn cố định lên bề mặt răng.

Quá trình gắn mắc cài lên răng 

Hệ thống mắc cài được sắp xếp thẳng hàng trên cung răng sẽ có nhiệm vụ neo giữ, nâng đỡ dây cung chỉnh nha trong suốt quá trình niềng răng. Đồng thời nó là điểm tạo lực để giúp răng dịch chuyển về vị trí mong muốn.

Quy trình gắn mắc cài diễn ra như thế nào?

Mỗi nha khoa sẽ có cách gắn mắc cài riêng. Nhưng để đảm bảo chính xác, an toàn và cho hiệu quả cao quy trình này sẽ có những tiêu chuẩn nhất định.

Tại Nha khoa Thùy Anh, quy trình gắn mắc cài được thực hiện chuẩn hóa qua các bước sau:

Bước 1: Thăm khám, tư vấn

Trước khi thực hiện gắn mắc cài, bác sĩ sẽ khám tổng quát, chụp Xquang răng để xác định tình trạng bệnh lý. Từ đó lên phác đồ điều trị cụ thể và tư vấn điều trị.

Bước 2: Lên phác đồ điều trị và lấy dấu hàm

Bác sĩ lấy dầu hàm và thiết kế mắc cài phù hợp với khung xương hàm của bệnh nhân. 

Quy trình chuẩn, kỹ thuật bác sĩ quyết định đến thành công của case niềng.

Bước 3: Xác định vị trí gắn mắc cài 

Thiết lập vị trí gắn mắc cài chính xác là phần rất quan trọng trong quá trình niềng răng. Thông thường hàm răng của những người chỉnh nha không giống nhau.Do vậy bác sĩ tại Nha khoa Thùy Anh sẽ thiết kế hệ thống mắc cài các nhân hóa, đảm bảo kết quả tốt nhất với tình trạng mỗi người.

Bước 4:Gắn mắc cài

Trước khi gắn mắc cài cho bệnh nhân, bác sĩ tiến hành vệ sinh tổng quát răng miệng để loại bỏ những mảng bám trên bề mặt răng. Sau đó bác sĩ dùng keo chuyên dụng để gắn mắc cài vào răng và laser để làm khô cứng lại. Sau đó tiến hành gắn dây cung tạo lực cho răng dịch chuyển và hoàn tất quá trình.

Bước 5: Tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ

Tái khám định kỳ là một bước quan trọng để bác sĩ có thể nắm được niềng răng có thích ứng với bệnh nhân không? Có bất thường về việc dịch chuyển răng không? Thông thường lịch tái khám khoảng 1 tháng/ lần. 

Gắn mắc cài có đau không? Thời gian gắn mắc cài mất bao lâu?

Đeo mắc cài là bước khởi điểm trong chuỗi ngày “chiến đấu” với niềng răng. Gắn mắc cài có đau không phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người cũng như kỹ thuật gắn mắc cài của bác sĩ chuyên khoa, cơ sở vật chất, địa chỉ nha khoa mà bạn lựa chọn.

Theo một số khảo sát tại Nha khoa Thùy Anh, đa số bệnh nhân đều cho rằng quá trình gắn mắc cài diễn ra rất nhẹ nhàng, chỉ có cảm giác ê tức và vướng cộm khoảng 6 – 10 ngày đầu nhưng sau đó sẽ quen dần với sự có mặt của khí cụ này.

Mất bao lâu để gắn hạt mắc cài lên bề mặt răng? Thời gian gắn mắc cài còn tùy thuộc vào quy trình gắn mắc cài, kỹ thuật của bác sĩ, trung bình mất khoảng 10 – 20 phút/ 1 ca. Trước đó bác sĩ đã lên phác đồ điều trị, tính toán phương án gắn mắc cài nên quy trình gắn mắc cài sẽ diễn ra nhanh chóng, chuẩn xác.

Những lưu ý sau khi gắn mắc cài

Khi mới gắn mắc cài, chế độ ăn uống sinh hoạt cũng thay đổi. Các bộ phận như môi, má, lưỡi chưa quen với sự xuất hiện của các khí cụ nên có thể khiến bạn cảm thấy vướng víu hoặc gây xước môi, má, ngoài ra quá trình di chuyển răng cũng có thể khiến răng bị ê buốt. 

Bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây:

Chế độ vệ sinh

Khi niềng răng, nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng sẽ cao hơn bình thường. Chính vì vậy, bạn cần vệ sinh sạch sẽ cho răng và cả bộ niềng. Nên có thói quen đánh răng đúng cách sau ăn, sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ. Đặc biệt, bạn có thể tham khảo các dụng cụ chuyên dụng để giúp vệ sinh sạch sẽ hơn như tăm nước, bàn chải kẽ, bàn chải điện,…

Ngoài ra, nên sử dụng nước muối sinh lý 0,9 % để súc miệng hằng ngày sau khi ăn để chăm sóc răng miệng toàn diện hơn.

Chế độ ăn uống

Những ngày đầu mới niềng răng, lúc này bạn chưa quen với khí cụ cũng như sự dịch chuyển của răng nên giai đoạn này bạn nên sử dụng những thức ăn mềm như cháo, súp, sữa, đồ ăn nấu chín kỹ. 

Cần lưu ý chế độ ăn uống sau khi gắn mắc cài niềng răng.

Đối với thực phẩm như thịt, cá, trái cây, bạn nên cắt nhỏ ra để ăn, tránh trường hợp bung và gãy mắc cài. Bên cạnh đó, để đảm bảo quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi và an toàn, bạn nên hạn chế ăn những thực phẩm sau: 

  • Thực phẩm dai, cứng, dẻo: Với những thực phẩm này, bạn nên hạn chế vì nó dễ làm rơi, gãy mắc cài hay ảnh hưởng đến dây cung. 
  • Những thức ăn có màu như ghệ, cà ri… bạn cũng nên hạn chế bởi vì nếu bạn không vệ sinh sạch, bám dính trên răng, dây thun gây mất thẩm mỹ. 
  • Đồ ăn nhiều đường như kẹo mạch nha, bánh… vì đường có thể bám dính trên răng, gây ra những bệnh lý ảnh hưởng đến sức khoẻ răng miệng.

Chế độ chăm sóc

Dùng sáp chỉnh nha 

Việc bị cọ xát mắc cài vào miệng là không thể tránh khỏi, lúc này bạn nên sử dụng sáp chỉnh nha để bọc lại các phần có thể gây tổn thương. Sáp chỉnh nha sẽ giúp giảm tình trạng cọ xát tạm thời. Trường hợp gắn mắc cài đã lâu mà vẫn bị như vậy thì bạn nên thông báo ngay cho bác sĩ điều trị để có biện pháp điều chỉnh phù hợp.

Massage nướu răng của bạn 

Massage nướu răng sẽ giúp làm dịu các vấn đề về răng lợi. Bạn có thể sử dụng ngón tay của mình xoa nướu răng nhẹ nhàng giúp các mô được thư giãn và tăng lưu thông mạch máu hạn chế các cơn đau.

Chườm lạnh

Trường hợp răng chen chúc nhiều hoặc bệnh nhân có ngưỡng đau thấp thì sau khi mắc dây cung có thể bị đau hơn, thì bạn đặt túi chườm đá vào má tương ứng với vị trí gây đau. Hơi lạnh sẽ ngay lập tức làm dịu các cơn đau khó chịu. 

Đôi khi cơn đau quá mức thì bạn có thể sử dụng 1 viên thuốc giảm đau như efferalgan 500mg. Việc uống thuốc cần tuân theo chỉ dẫn của nha sĩ.

Bài viết trên đây đã cung cấp chi tiết quá về quy trình gắn mắc cài trong chỉnh nha. Mọi thắc mắc vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ với bác sĩ của chúng tôi theo địa chỉ dưới đây để được tư vấn cụ thể hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Facebook Chat