Lệch đường giữa, còn được biết đến với tên gọi lệch nhân trung hoặc midline discrepancy, là một vấn đề phổ biến thường gặp ở người trưởng thành, đặc trưng bởi sự mất cân xứng của điểm giữa ở một hoặc cả hai hàm trên và dưới. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin chi tiết hơn về tình trạng này để giúp bạn hiểu rõ hơn.
Đầu tiên làm thế nào nhận biết lệch đường giữa?
Bạn có thể sử dụng gương hoặc xem qua ảnh chụp khuôn mặt khi mỉm cười để xác định vị trí của răng cửa trên và dưới. Sau đó, vẽ một đường thẳng chia đôi khuôn mặt qua điểm giữa của hai mắt, đỉnh mũi, và giữa hai răng cửa trên và dưới. Nếu đường này không thẳng mà có lệch ở vị trí giữa các răng, bạn có thể mắc phải tình trạng lệch đường giữa. Tình trạng này có thể xuất hiện ở hàm trên, hàm dưới hoặc cả hai.
Thực tế, phần lớn người trưởng thành không có đường giữa thẳng, nên sự lệch nhỏ là điều rất phổ biến và khó nhận biết. Nếu không ảnh hưởng đến thẩm mỹ, không cần phải can thiệp điều trị. Theo tác giả Miller và cộng sự, chỉ khoảng 70% người có đường giữa hàm trên trùng với đường giữa mặt, và chỉ 25% có cả hai đường trùng nhau. Lệch đường giữa hàm trên có thể gây ảnh hưởng thẩm mỹ nhiều hơn so với lệch đường giữa hàm dưới, nhưng nếu không kèm theo lệch mặt thì không cần thiết phải điều trị và được coi là bình thường.
Bệnh nhân có thể dễ dàng nhận biết tình trạng lệch đường giữa của mình, nhưng việc chẩn đoán bởi các bác sĩ nha khoa lại phức tạp hơn nhiều lần. Nha sĩ sẽ cần thu thập đầy đủ dữ liệu từ việc kiểm tra trực tiếp trong miệng và ngoài mặt, chụp ảnh và quay video của hàm răng và khuôn mặt, đo lường hàm răng, và đánh giá các đường giữa trong cấu trúc phức tạp của sọ mặt. Chỉ khi đó, nha sĩ mới có thể đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng lệch đường giữa và xác định liệu có cần điều chỉnh hay phẫu thuật hay không.
Nguyên nhân dẫn đến lệch đường giữa
Lệch đường giữa có nhiều nguyên nhân, bao gồm mất răng không được thay thế kịp thời, hội chứng răng to (macrodontia), hội chứng răng nhỏ (microdontia), mất răng sữa quá sớm, răng khấp khểnh, và các bất thường về xương hàm.
Ngoài ra, thói quen xấu như tật mút ngón tay có thể gây lệch đường giữa bằng cách làm cho các răng nghiêng đổ. Thói quen nhai một bên của hàm trong trong thời gian dài cũng có thể làm biến dạng đường giữa. Thậm chí, lệch đường giữa có thể xuất hiện sau một chấn thương tai nạn không mong muốn. Một nguyên nhân khác có thể là biến chứng của quá trình điều trị chỉnh nha, điều này là một điều mà nhiều người đang trong quá trình điều trị niềng răng đều quan tâm và lo lắng.
Lệch đường giữa có nguy hiểm không?
Hầu hết các trường hợp lệch đường giữa không gây ra vấn đề sức khỏe nào đáng lo ngại. Các yêu cầu về điều trị chủ yếu liên quan đến mục đích thẩm mỹ.
Tuy nhiên, có một số hình dạng lệch đường giữa có thể ảnh hưởng đến chức năng nhai và nghiền thức ăn, ví dụ như tình trạng cắn chéo răng có thể dẫn đến việc xuất hiện viêm nướu, sâu răng hoặc các vấn đề liên quan đến khớp Thái Dương Hàm. Trong những trường hợp này, quá trình điều trị trở nên phức tạp hơn, đòi hỏi sự chăm sóc và kỹ thuật chuyên sâu.
Tuy nhiên, không cần phải quá lo lắng, vì ngành nha khoa hiện đại đã tiến bộ đáng kể và có khả năng giải quyết hầu hết các trường hợp lệch đường giữa từ nhẹ đến nặng.
Có những cách nào điều trị lệch đường giữa nào?
Đầu tiên bạn có thể lựa chọn niềng răng mắc cài
Niềng răng là một phương pháp hiệu quả để điều trị các vấn đề lệch lạc của khớp cắn, từ nhẹ đến nặng. Bằng cách sử dụng các mắc cài được gắn trực tiếp lên răng, nha sĩ có thể di chuyển và sắp xếp lại các răng theo ý muốn. Việc này giúp đưa các răng đến vị trí mong muốn và bảo tồn tối đa răng gốc, hiệu quả cho cả các trường hợp lệch đường giữa nặng, kết hợp với cắn chéo và các vấn đề tương tự.
Chi phí điều trị niềng răng thường dao động từ 25 đến 35 triệu đồng cho cả hai hàm, và thời gian điều trị có thể kéo dài từ 1,5 đến 2 năm tùy thuộc vào mức độ lệch lạc và tình trạng của từng trường hợp cụ thể.
Tuy niềng răng có thể giải quyết được các vấn đề lệch đường giữa, nhưng nếu không kiểm soát tốt, quá trình này cũng có thể gây ra hậu quả lệch đường giữa. Trên các diễn đàn, nhiều người đặt câu hỏi về việc tại sao sau quá trình niềng răng vẫn cảm thấy nhân trung bị lệch hoặc lệch mặt vẫn tồn tại sau khi tháo răng niềng. Thực tế, niềng răng có thể giúp điều chỉnh lệch đường giữa, nhưng việc thiếu tỉ mỉ trong kế hoạch điều trị có thể dẫn đến mất kiểm soát vị trí của các răng cửa và kết thúc không đạt được kết quả mong muốn.
Để điều chỉnh lệch đường giữa sau quá trình điều trị chỉnh nha, các nha sĩ có thể áp dụng nhiều kỹ thuật khác nhau như chun liên hàm, xẻ kẽ cân chỉnh đường giữa, nhổ răng, hoặc sử dụng kỹ thuật MEAW nâng cao. Dưới đây là một số phương pháp cụ thể:
+ Sử dụng sơ đồ gắn mắc cài cá nhân hóa:
Trên một số diễn đàn niềng răng, khi bạn chụp một bức hình và đặt câu hỏi, nhiều người thường so sánh cách mà bác sĩ gắn mắc cài cho bạn và đưa ra nhận xét về độ chính xác của quy trình. Tuy nhiên, không có một quy tắc cụ thể nào áp dụng cho việc gắn mắc cài, vì đó là một quá trình cá nhân hóa phục vụ kế hoạch điều trị cụ thể cho từng bệnh nhân. Trong những trường hợp lệch đường giữa liên quan đến sự nghiêng trục răng và trục nền xương không đồng đều, nha sĩ có thể gắn mắc cài một cách nghiêng để khi đi dây cung, lực tác động sẽ đẩy các răng về vị trí trung tâm một cách hiệu quả.
+ Sử dụng cung vói Cantilevers
Kỹ thuật này được áp dụng để thay đổi độ tip của nhóm răng cửa nếu chúng nghiêng trong khi nền xương bình thường. Dây cung vói tạo ra lực tác động tại các điểm trị xa nhau, giúp điều chỉnh vị trí của răng một cách chính xác.
+ Sử dụng cơ học bất đối xứng (asymmetric mechanics)
Phương pháp này thường được sử dụng cho các trường hợp lệch đường giữa nhỏ, bằng cách tạo lực kéo tại một bên để điều chỉnh vị trí của các răng.
+ Chỉ định nhổ răng bất đối xứng
Phương pháp này tạo khoảng để dồn răng, cân bằng với tình trạng răng bất đối xứng hiện tại và thường kết hợp với các kỹ thuật khác như chun chuỗi để đạt được hiệu quả tối đa.
+ Điều chỉnh xoay mặt phẳng cắn, kỹ thuật meaw nâng cao
Có thể áp dụng cho các trường hợp lệch đường giữa trên dưới do không đối xứng xương hàm. Đây là một kỹ thuật phức tạp, nhưng mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị. Bên cạnh những phương pháp trình bày trước đó, khi nắm vững cơ học điều chỉnh nha, các bác sĩ chỉnh nha sẽ linh hoạt áp dụng và tạo ra các hệ thống lực cá nhân hóa, giúp điều chỉnh đường giữa một cách tối ưu cho từng bệnh nhân.
Chúng tôi sẽ đưa ra một số ví dụ về việc sử dụng niềng răng để điều chỉnh lệch đường giữa:
Bạn Nam sinh năm 2003, gặp vấn đề lệch đường giữa ở hàm dưới và đồng thời có lệch mặt.
Hình ảnh chụp trong miệng rõ ràng thể hiện tình trạng, và chúng tôi đã kẻ hai đường thẳng qua đường giữa trên dưới để giúp bạn dễ dàng quan sát.
Lệch đường giữa không chỉ làm khuôn mặt mất cân đối mà còn khiến cho sự lệch lạc trở nên rõ ràng hơn, đặc biệt là khi cười.
Trong quá khứ, những trường hợp lệch đường giữa nặng như vậy thường phải phẫu thuật cắt hàm mới để có hiệu quả. Tuy nhiên, tại Nha Khoa Thùy Anh, áp dụng kỹ thuật MEAW (Multi-Loop Edgewise Arch Wire), một phương pháp chỉnh nha bằng việc điều chỉnh dây cung. Thông thường, dây cung sẽ được uốn thành dạng thẳng hình bán elip khi luồn vào răng, nhưng trong kỹ thuật MEAW, chúng tôi uốn dây cung thành dạng bậc để có thể điều chỉnh từng chiếc răng một cách chủ động, đồng thời cải thiện sự cân đối của mặt nhai. Sau khi gắn mắc cài, quá trình điều trị sẽ được quan sát qua từng giai đoạn, và cuối cùng, đường giữa sẽ được cân chỉnh hoàn toàn.
Và khuôn mặt cũng đã hết lệch hoàn toàn. Rất hiệu quả phải không các bạn.
Phương pháp thứ 2 là dùng máng chỉnh nha invisalign
Invisalign là thương hiệu niềng răng máng đầu tiên trên thế giới và hiện đã được công nhận về hiệu quả và tính ổn định lâu dài thông qua các nghiên cứu khoa học. Cơ chế hoạt động của Invisalign là sử dụng chuỗi máng trong suốt, ôm sát toàn bộ bề mặt răng. Mỗi máng sẽ di chuyển răng khoảng 0,25mm và bạn sẽ thay máng mới sau mỗi 2 tuần. Máng niềng trong suốt của Invisalign được biết đến với khả năng điều chỉnh lệch đường giữa một cách hiệu quả.
Mặc dù chi phí sử dụng máng niềng Invisalign khá cao, nhưng với ưu điểm trong suốt và trải nghiệm thoải mái, sản phẩm này đang rất được ưa chuộng.
Dưới đây là một ví dụ về việc áp dụng máng niềng Invisalign tại Nha Khoa Thùy Anh.
Một khách hàng, cũng là đồng nghiệp của tôi, gặp vấn đề lệch đường giữa cả hàm trên và dưới. Chúng tôi đã lên kế hoạch sử dụng Invisalign mà không cần nhổ răng, để căn chỉnh và sắp xếp đều hai hàm, cũng như điều chỉnh đường giữa khuôn mặt. Sau quá trình điều trị, bạn của tôi đã thấy đường giữa của cả hai hàm trở nên thẳng. Kết quả là khuôn mặt của bạn trở nên thẩm mỹ hơn. Niềng răng Invisalign đã cho thấy sự hiệu quả đáng kinh ngạc trong việc điều trị lệch đường giữa.
Hình ảnh chụp trong miệng cho thấy đường giữa lệch cả 2 hàm.
Sau 1 năm rưỡi điều trị với bộ máng niềng Invisalign, vấn đề lệch đường giữa đã được khắc phục hoàn toàn. Kết quả là khuôn mặt trở nên thẳng và cảm giác nhếch mép khi cười đã biến mất.
Giải pháp thứ 3 bạn có thể lựa chọn là dán sứ Veneer hoặc bọc răng sứ toàn phần.
Nguyên tắc là nha sĩ sẽ tiến hành mài tạo hình cho răng của bạn, sau đó sẽ xẻ kẽ bên phía hàm lệch và áp dụng bọc răng sứ để khắc phục tình trạng này. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp khi lệch đường giữa là rất nhỏ, và bạn cần làm nhiều răng mới để đạt được kết quả thẩm mỹ tối đa. Do điều trị này yêu cầu phải mài răng, là một biện pháp can thiệp xâm lấn, bạn cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định chấp nhận. Vì một khi mài răng, không thể khôi phục lại, vì vậy việc bọc sứ chỉ nên được thực hiện khi lệch đường giữa kết hợp với các vấn đề như răng xỉn màu, sâu, vỡ, mẻ hoặc các vấn đề về hình dáng và màu sắc không thể điều chỉnh được bằng niềng răng.
Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho các bạn cái nhìn tổng quan về nguyên nhân và cách xử lý tình trạng lệch đường giữa, cũng được gọi là lệch nhân trung. Niềng răng được coi là một giải pháp hoàn hảo với khả năng sửa chữa lớn và mang lại kết quả ổn định trong thời gian dài. Trong bài viết tiếp theo, chúng tôi sẽ đề cập sâu hơn vào vấn đề biến chứng sau khi niềng răng, và mời các bạn tiếp tục theo dõi.