Khí Cụ Chặn Lưỡi – Chống Tái Phát Sau Niềng Răng

Tật đẩy lưỡi là thói quen xấu khá phổ biến đặc biệt là ở trẻ nhỏ với tỷ lệ 60 – 90%, tật đẩy lưỡi gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho hàm răng, ảnh hưởng đến khớp cắn và cả phát âm của trẻ. Vậy bác sĩ sẽ làm gì khi trẻ có tật đẩy lưỡi thì cùng theo dõi bài viết dưới đây của Nha Khoa Thùy Anh.

Tật đẩy lưỡi là gì? Nguyên nhân gây ra tật đẩy lưỡi?

Tật đẩy lưỡi là hiện tượng lưỡi bị đặt sai vị trí khi thực hiện hành động nuốt hoặc trong trạng thái nghỉ. Trong trạng thái bình thường, lưỡi nên được đặt lên vòm miệng mà không tác động đến răng hàm trên hoặc dưới. Tuy nhiên, khi gặp phải tình trạng tật đẩy lưỡi, lưỡi sẽ đẩy vào gót của răng cửa trên.

Một người bình thường thực hiện động tác nuốt khoảng 1000-2000 lần mỗi ngày, và mỗi lần nuốt tạo ra một lực đẩy ước lượng là 1800g (4 pound). Lực này có thể tác động lâu dài và gây ra các vấn đề lệch lạc răng từ mức độ trung bình đến nặng.

Tình trạng tật đẩy lưỡi không được chăm sóc đúng cách có thể dẫn đến các vấn đề như tình trạng hô, răng thưa, hoặc khớp cắn hở.

Nguyên nhân của tật đẩy lưỡi

 

Đẩy lưỡi tiên phát do rối loạn thần kinh cơ – đặc trưng ở tình trạng trẻ không thay đổi thói quen nuốt từ lúc sơ sinh. Một trong những đặc điểm của tình trạng này là khó khăn trong việc đưa lưỡi lên chạm vào vòm miệng, có thể dẫn đến khả năng thực hiện hành động này gặp nhiều trở ngại.

Nguyên nhân gây tật đẩy lưỡi có thể do rối loạn thần kinh:

  • Tình trạng mút ngón tay, mút núm vú giả hoặc bú bình
  • Mất răng sữa sớm, đặc biệt là nhóm răng cửa, dẫn đến việc lưỡi có thể kín kín khoảng trống
  • Dị ứng hoặc viêm nhiễm, gây tắc nghẽn đường mũi và thói quen thở miệng
  • Lưỡi to bất thường
  • Viêm tai giữa, viêm amidan, viêm họng gây khó khăn trong quá trình nuốt
  • Yếu tố di truyền, đặc biệt là hàm dưới quá dốc
  • Cảm xúc và căng thẳng tâm lý
  • Phanh lưỡi ngắn, tình trạng lưỡi dính.

Các cách loại bỏ thói quen đẩy lưỡi

Để giải quyết tật đẩy lưỡi, có hai phương pháp chính mà bạn có thể áp dụng:

Sử dụng các khí cụ trong miệng

Phương pháp này được thực hiện dưới sự chỉ đạo của các nha sĩ chuyên nghiệp. Các khí cụ phổ biến bao gồm hàng rào chặn lưỡi, nút chặn lưỡi (dạng viên bi), thanh khẩu cái hỗ trợ tập lưỡi, và nhiều lựa chọn khác. Đây là phương pháp hiệu quả, được cá nhân hóa theo tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân.

Luyện tập thói quen răng miệng:

Bài tập này tập trung vào việc thay đổi kiểu nuốt, giúp rèn luyện các cơ và cải thiện phản xạ nuốt. Phương pháp này có tỷ lệ thành công khá cao. Để đạt hiệu quả tốt nhất, nên kết hợp với việc sử dụng các khí cụ hỗ trợ trong miệng.

Quy trình điều trị tật đẩy lưỡi ở nha khoa Thùy Anh 

Bạn khách hàng của nha khoa Thùy Anh gặp tình trạng khe thưa cả 2 hàm ở toàn bộ vùng răng cửa mà nguyên nhân là do tật đẩy lưỡi gây ra. Bác sĩ đã lựa chọn sử dụng mắc cài kim loại thông minh Damon để điều chỉnh vấn đề này. Ban đầu, bác sĩ đã hướng dẫn khách hàng thực hiện các bài tập lưỡi, nhưng do không đạt được hiệu quả cao, nên bác sĩ quyết định sử dụng cung chặn lưỡi để điều chỉnh răng và khắc phục khe thưa một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Trong buổi hẹn trước đó, bác sĩ đã thực hiện việc lấy dấu mẫu hàm và gửi đi labo để chế tác cung chặn lưỡi. Cung này sẽ được gắn cố định vào vị trí răng số 6 thông qua band. Sau khi cung vừa vặn trên miệng và band chắc chắn, và đảm bảo khí cụ không gây khó chịu cho nướu hay niêm mạc miệng, bác sĩ sẽ tiến hành gắn cố định lên răng bằng chất gắn nha khoa chuyên dụng.

Cung chặn lưỡi có tác dụng ngăn lưỡi đẩy về phía răng cửa, từ đó ngăn chặn sự di chuyển không mong muốn của răng. Khi lưỡi đẩy lên cung, sẽ gây ra cảm giác khó chịu và dần dần hình thành thói quen thay đổi vị trí đặt lưỡi đúng lên trên khẩu cái.

Điều trị chỉnh nha loại bỏ khe thưa là điều trị tương đối đơn giản, bác sĩ chỉnh nha có thể giúp bạn xóa bỏ hoàn toàn khe thưa nhưng để điều trị hiệu quả và duy trì kết quả lâu dài thì vẫn cần đến sự nỗ lực của bản thân người niềng răng. Vì nếu không tập để hạn chế hoặc loại bỏ thói quen đẩy lưỡi thì lực di chuyển từ khí cụ niềng răng sẽ giằng co với lực đẩy của lưỡi, hiệu quả lúc này sẽ kém và thời gian cũng sẽ kéo dài hơn nhiều. Đặc biệt sau khi chỉnh nha tật đẩy lưỡi vẫn còn sẽ khiến cho răng tiếp tục bị đẩy ra gây thưa, hô hay cắn hở tái phát.

Nếu bạn hoặc người thân đang gặp phải vấn đề tật đẩy lưỡi, hãy đến Nha Khoa Thùy Anh để được tư vấn và điều trị chuyên sâu từ đội ngũ chuyên gia nha khoa có kinh nghiệm. Chúng tôi cam kết mang lại cho bạn một nụ cười khỏe mạnh và đẹp nhất!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Facebook Chat